Cách Diệt Và Chế Biến Bọ Xít Hại Vải Và Nhãn
Bọ xít, một loại côn trùng cũng là món ăn đặc sản, bổ dưỡng đang được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh ở nhiều nhà hàng, khách sạn.
Xin giới thiệu cách phòng trừ và chế biến bọ xít hại nhãn vải làm thực phẩm.
Diệt bọ xít qua đông. Bọ xít qua đông là nguồn sâu hại di chuyển sang mùa xuân. Cách diệt bọ xít qua đông như sau: Vào những ngày lạnh và tối trời, lấy vải bạt trải quanh tán cây, đồng thời rung mạnh tán cây, bọ xít do có tập tính giả chết sẽ co chân tự rơi xuống bạt, trời lạnh chúng chậm chạp, ta nhanh chóng cuốn bạt lại thu gom được bọ xít đem tiêu diệt hoặc làm món ăn.
Cần theo dõi mật độ bọ xít trên tán cây vải, nhãn, khi thấy mật độ bọ xít cao> 2-3con/m2, cần áp dụng biện pháp thủ công như trên để bắt.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Nếu mật độ bọ xít vẫn cao (bọ xít ở nơi khác bay đến hoặc chúng cảnh giác bay đi khi rung cây nhiều lần) thấy xuất hiện bọ xít non nhỏ bằng hạt đậu đến khuy áo, lưng màu nâu, nâu hồng, linh động, cần tiêu diệt ngay. Dùng các loại thuốc hoá học nội hấp hay tiếp xúc mới ít độc hại với người và môi trường để tiêu diệt bọ xít.
Cụ thể dùng một trong các loại thuốc sau: Actara 25EC; Sutin 5EC; Oshin 20WP; Cruiser plus 312,5PS; Curbix 100SC hoặc Gaucho 600FS, liều lượng 1,5gói/8-10lít nước/100m2 tán cây. Khi bọ xít trưởng thành, sức kháng thuốc cao, cần phối hợp một trong các loại thuốc nội hấp trên với một loại thuốc tiếp xúc mạnh như: Sokupi 0,36AS; Aremec 36EC; Karate 2,5EC…, cộng thêm chất bám dính, phun vào chiều tối hoặc buổi sáng khi nhịêt độ ngoài trời còn mát, lúc mới khô sương.
Chế biến bọ xít: Đun nước vôi 0,3% (3 lạng vôi cục hoặc 5 lạng vôi tôi hoà trong 10 lít nước) nóng khoảng 45-500C, đổ bọ xít còn sống vào, chúng thải hết chất hôi, chất cay trong túi chất độc ra ngoài. Nhặt bỏ cánh và chân bọ xít, cho vào rang khô hay chiên với dầu mỡ, đến khi bọ xít có màu vàng, toả mùi thơm đặc trưng, cho thêm mắm, đường, hạt tiêu, mì chính, xúc ăn nóng làm đồ nhắm rất thích hợp, đây là món ăn sạch khoái khẩu của nhiều thực khách trong các nhà hàng, khách sạn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết đất canh tác ở ĐBSCL đều thiếu canxi, nhất là vùng đất sét và phèn là vùng đất chua độ pH đất rất thấp, vì vậy cần bón vôi để nâng độ pH của đất lên
Nhãn sở dĩ thường gặp hiện tượng năm được năm mất mùa là bởi nhà vườn không biết cách chăm sóc phù hợp sau khi thu hoạch, nhất là sau một năm đặc biệt sai quả.
Nhãn, vải là một trong những cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không
Đây là cây nhãn đột biến từ giống nhãn long. Cây cho trái toàn hạt nhỏ như hồ tiêu (nhãn tiêu), thịt dầy, rất thơm ngon.
Cây nhãn có tên khoa học (Nephelium longana) và cây vải (litchi sinen sis) là cây ăn quả lâu năm cùng họ (Sapindaceae), có chế độ dinh dưỡng rất đặc thù.