Cách Diệt Sâu Hồng Không Cần Bao Trái

Diệt sâu hồng trên bưởi da xanh không cần bao trái. Đó là kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Hồng Vân - Tổ trưởng Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh (tổ 1), ở ấp 4 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre).
Ông Hồng Vân vừa thu hoạch bưởi, “Năm vừa qua, gia đình tôi thu nhập từ bưởi da xanh, cam sành, quýt và chanh khoảng 150 triệu đồng. Tôi có 7 công đất. Năm 2013, tôi cho bưởi ra trái rải vụ được 4,5 tấn, cam sành gần 3 tấn, quýt khoảng 0,6 tấn và chanh gần 2 tấn”.
Theo ông Hồng Vân, để thu hoạch được 4,5 tấn bưởi da xanh, ông áp dụng biện pháp xịt nước trực tiếp lên trái bưởi. Cách 2-3 ngày xịt nước với công suất mạnh lên trái bưởi. Biện pháp này do ông nghĩ ra để làm trôi trứng bướm sâu hồng đang bám trên trái bưởi.
Nếu cần, nông dân dùng máy bơm rửa xe honda để xịt trực tiếp lên trái bưởi. Nước bắn với lực mạnh sẽ làm trứng sâu hồng trôi hết. Trong vườn bưởi nên nuôi kiến vàng để chúng góp phần diệt trứng của sâu hồng.
Ở các vườn bưởi trong toàn tỉnh, hiện nay hầu hết nhà vườn phòng tránh sâu hồng bằng cách bao trái. Ông Lê Thanh Hải - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Hòa nói: “Bao trái thì da trái bưởi không đẹp. Tôi thấy biện pháp xịt nước mà ông Hồng Vân áp dụng để bắn trứng sâu hồng là rất hiệu quả.
Nhờ đó mà gần 7 công đất trồng bưởi da xanh của ông Hồng Vân luôn đạt hiệu quả kinh tế cao. Mô hình diệt sâu hồng kiểu này nên nhân rộng ra các vườn bưởi không chỉ ở Giồng Trôm. Ngoài ra, nên kết hợp nuôi gà thả vườn để gà ăn trứng sâu hồng khi bị nước bắn rớt xuống đất”.
Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây bưởi đỏ Luận Văn cũng không khác nhiều so với các giống bưởi khác như có thể trồng bằng bầu cây, chiết, ghép cành đều cho quả sai trĩu cành

Trong dân gian Bưởi còn được gọi là bòng, lôi dữu, hương loan, văn đán... Các thành phần của cây bưởi dùng làm thuốc trong y học cổ truyền

Ông Đỗ Xuân Khởi mất 20 năm để đúc rút kinh nghiệm trồng bưởi cho trái ngọt trên vùng đất khắc nghiệt Chiềng Ban (Sơn La).

Nông dân tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) đang trồng giống bưởi da xanh to bằng cái thúng bán chưng Tết, giá một triệu đồng mỗi trái.

Với 3.000 quả bưởi, bà Nguyễn Thị Bích Phượng (huyện Châu Thành, Hậu Giang) thu về hơn 200 triệu đồng dịp Tết.