Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cách Chọn Tôm Giống Tốt

Cách Chọn Tôm Giống Tốt
Ngày đăng: 02/01/2012

Những năm qua, một số hộ nuôi tôm thành công nhờ mua tôm từ những trại sản xuất giống có chất lượng. Kinh nghiệm cho thấy, nếu chưa có mối quan hệ tốt với một trại đáng tin cậy, người nuôi tôm nên dựa vào một số chỉ tiêu biểu hiện mối liên quan giữa chất lượng tôm giống và sự sinh trưởng của tôm để lựa chọn được con giống tốt. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng tôm, góp phần không nhỏ để người nuôi trồng tránh được thiệt hại không đáng có.

Tôm bột khỏe khi bơi sẽ thấy cơ thể thẳng, phản ứng nhanh với tác động bên ngoài (ví dụ: vỗ vào thành thau hay chậu chứa tôm) và chủ động bơi ngược dòng khi khuấy nước. Khi dòng nước trở lại trạng thái yên tĩnh, tôm sẽ có khuynh hướng bám vào thành nhiều hơn là bị nước cuốn vào giữa thau hay chậu.

Tôm bột không khỏe sẽ lờ đờ, không phản ứng và cơ thể cong vẹo khi bơi lội. Khó ước lượng được chính xác giai đoạn phát triển của tôm bột. Sự phát triển này không những chỉ ảnh hưởng bởi thời gian từ lúc biến thái thành tôm bột mà còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện nuôi.

Vì lý do đó, việc xác định tuổi tôm cũng rất khó khăn nên người ta thường dựa vào chiều dài con tôm để chọn tôm giống. Tuy nhiên, nên tránh những đàn tôm tuy đạt kích cỡ nhưng phát triển chậm. Tốt nhất nên chọn tôm có chiều dài từ 11 - 13mm và từ 15 ngày sau khi biến thái thành tôm bột trở lên. Tôm chọn phải có kích thước đồng đều, nếu có kích thước nhỏ không nên vượt quá tỉ lệ 5%.

Màu sắc của tôm bột cũng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tôm giống. Tuy nhiên, không có nhiều dấu hiệu về ảnh hưởng của giai đoạn lột vỏ đến màu sắc tôm. Sự xuất hiện tế bào sắc tố ở nhánh chân đuôi làm cho đuôi tôm xòe ra chính là dấu hiệu rất tốt về giai đoạn phát triển. Nếu chân đuôi không hiện diện sắc tố, có thể làm cho chân đuôi khép lại, đó là tôm bột chưa phát triển đầy đủ để thả nuôi.

Nếu được, nên quan sát tôm dưới kính hiển vi và đánh giá sự căng phồng của các tế bào sắc tố ở phần bụng. Ở tôm bột khỏe, các tế bào sắc tố thường xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ có dạng hình sao. Ở tôm bột yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng làm thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng.

Để tránh chọn tôm giống có mầm bệnh, ngoài xem xét phần cơ và bề dày của đốt bụng thứ sáu, phụ bộ và chủy tôm phải có hình dạng bình thường, không bị ăn mòn hay có màu đen; các chân, râu phải nguyên vẹn. Tôm bị đóng rong do động vật nguyên sinh hay vi khuẩn được coi là dấu hiệu của chất lượng kém. Sự hiện diện của sinh vật này cũng bị ảnh hưởng bởi giai đoạn tôm lột vỏ.

Nếu phần lớn tôm bột bị đóng rong là dấu hiệu của chất lượng nước ương xấu và tôm không lột vỏ thường xuyên. Tỷ lệ sinh vật bám cao luôn gặp ở tôm dưới đáy bể. Tôm khỏe mạnh, mặc dù bị một ít sinh vật bám vẫn có thể nuôi sau khi xử lý. Điều quan trọng là không chỉ xem xét tôm yếu mà còn phải lưu ý tới sự bơi lội chủ động của tôm.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Mềm Vỏ Bệnh Mềm Vỏ

Bệnh mềm vỏ kinh niên là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ

31/07/2011
Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Vụ nuôi tôm đầu tiên của năm nay, gần như 100% tôm đã thả nuôi của xã Vinh Xuân đều bị chết, với tổng diện tích hơn 100 ha tôm mất trắng. Nguyên nhân là do dịch bệnh lây lan nhanh qua nguồn nước, nên tất cả các hộ đều thiệt hại

26/11/2011
Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt Cách Chọn Tôm Sú Giống Tốt

Với những “đại gia” nuôi tôm công nghiệp (như Công ty SEACO Sóc Trăng của anh em ông Lưu Thống Nhứt với cả ngàn hécta mặt nước) thì họ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc cho việc chọn lựa tôm sú giống, từ lấy vài chục mẫu ở các cơ sở nổi tiếng, gởi cơ quan chuyên môn kiểm định nghiêm ngặt đến đặt hàng, tổ chức vận chuyển về điểm nuôi v.v…

02/01/2012
Phòng Ngừa Và Xử Lý Bệnh Phòng Ngừa Và Xử Lý Bệnh

Cải tạo ao sạch và nạo vét các chất dơ ra khỏi ao. Diệt khuẩn trong ao và nước, các vật chủ trung gian, hạn chế cua vào ao. Tôm chết phải được vớt ra khỏi ao. Dùng men vi sinh để cải tạo đáy ao: Aqua bac (theo chương trình) 3kg/hecta (7ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày. Hoặc Power pack (theo chương trình) 20 lít/hecta (7 ngày/lần) và dùng hằng ngày trước khi thả tôm 7 ngày

31/07/2011
Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2) Kĩ Thuật Nuôi Tôm (Phần 2)

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa 2 môi trường nuôi

02/04/2011