Các Vùng Trồng Bông Của Việt Nam - Vùng Bông Đông Nam Bộ
Cây bông vải cỏ thể trồng được hay không tuỳ thuộc ở đất ít hơn là tuỳ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa và chế độ nắng. Đất hào cũng có thể cải tạo để trồng bông năng suất cao. Tuy vậy khi chọn đất trồng bông ở một vùng nhất định nên chú ý các điểm cơ bản sau: Thành phần dinh dưỡng càng đủ và cân đối càng tốt, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước, thành phần cát không nên quá nhiều, càng ít chua càng tốt.
Ở Vỉệt Nam cắn cứ vào đất đai, sinh thải khí hậu, tập quán canh tác của'nông dân có thể chia ra một sổ vùng trổng bông dưới đây:
A. VÙNG BÔNG ĐÔNG NAM BỘ
I. ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI
Đất đai vùng bông Đông Nam bộ tương đối đa dạng, chúng được hình thành theo quá trình phong hóa khác nhau: chủ yếu ở vùng này lặ đất nâu đỏ ưên đá bazan và đất đen trên đá bạzan.
1. Đất đen trên đá bazanDiện tích đất đen vùng Đông Nam bộ không nhiều. Như ở Đồng Nai đất này chỉ chiếm khoảng 4,33% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Đinh Quán, Tân Phú, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Khánh và được chia ra 3 dạng chính:
- Đất đen trên đá bọt bazan có địa hình bằng thoải, thoát nước, trong tầng đất cày lẫn nhiều đá bọt và những tảng đá lớn nổi trên mặt đất. Đất có phản ứng trung tính CEC cao và độ no bazơ trên 50. Rất thích hợp cho cây bông.
- Đất bột đen ở chân đất vàn, giàu dinh dưỡng, thoát nước, tầng đế cày dày, có nơi lẫn đá sỏi cơm nhỏ. Đất eó phản ứng trung tính, độ no bazơ cao. Trồng bông và đậu nành rất phù hợp, cho năng suất cao.
- Đất đen hình thành trên đá bọt bazan ở địa hình thấp trũng (đất thấp bằng), có mạch nước ngầm tương đối cao, thường được sử dụng trồng lúa nước. Loại đất này úng nước, chua không thích hợp cho cây bông.
Số liệu ở bảng 1 cho thấy điểm nổi bật trong đất nấy là sự giàu lân tổng số, nhất là đất trên miệng núi lửa có P205 đạt tới 0,9%, giàu canxi và nghèo kali. Nhìn chung các loại đất đen trên đá bazan đều có phản ứng dung dịch đất từ ít chua đến trung tính, rất giàu cation trao đổi. CEC cao, độ no bazơ cao. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao. Đây là đặc điểm khẳng định tính hơn hẳn về mặt độ phì tự nhiên mà các loại đất khác không có được.
Bảng 1. Tính chất một số loại đất trồng bông ỏ Đồng Nai
số TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Đất đen trên miệng núi lửa | Đất đen trên địa hình bằng thoải | Đất nâu đỏ trên đá bazan |
1 | pHKCI | % | 5,20 | 4,20 | 4,20 |
2 | N tổng số | % | 0,29 | 0,16 | 0,17 |
3 | Mùn | % | 3,08 | 2,11 | 2,86 |
4 | P2O5 tổng số | mg/100 g đất | 0,90 | 0,28 | 0,13 |
5 | p205 dễ tiêu | % | 11,80 | 3,95 | 6,40 |
6 | K20 tổng số | % | 0,82 | 0,64 | 0,30 |
7 | K2O dễ tiêu | mg/100 g đất | 16,50 | 4,56 | 2,40 |
8 | Tỷ lệ C/N |
| 6,10 | 7,90 | 10,00 |
9 | Ca+ trao đổi | Me/100 g đất | 24,90 | 6,40 | 0,55 |
10 | Mg2+ traođổi | Me/100 g đất | 6,90 | 0,88 | 0,73 |
11 | Na+ trao đổi | Me/100 g đất | 2,00 | 0,45 | 0,20 |
12 | CEC | Me/100 g đất | 39,28 | 15,89 | 3,71 |
13 | Độ no bazơ | % | 88,00 | 50,00 | 50,00 |
Ghi chú: Số liệu của Viộn Nghiên cứu và phát triển Bông.
2. Đất nâu đỏ trên đá bazan
Đây là đất có quá trình feraỉit mạnh và quá trình tích luỹ mùn bề mặt với lớp vỏ phong hóa đày. về hình thái phẫu diện đất có 2 dạng cơ bản:
- Đất nâu đỏ trên đá bazan có tầng đất dầy.
- Đất nâu đỏ trên đá bazan trong tầng đất có nhiều kết von.
Kết quả phân tích cho thấy, đất nâu đỏ có phản ứng dung dịch đất chua, cation trao đổi thấp. Hàm lượng mùn và đạm tổng số khá, lân tổng số giàu hơn hẳn các loại đất khác chỉ thua đất đen bazan. Song đất này lân dễ tiêu lại rất nghèo, có khi nghèo cả tổng số lẫn dễ tiêu do vậy bông sinh trưởng không tốt bằng trên đất đen (Theo tài liệu của Hội khoa học Đất I Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996).
3. Đất xám pha cát
Đất này có diện tích khá lớn ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Đây là đất có thể trồng bông nếu như được cải tạo nâng cao độ phì đất (đặc biệt phân hữu cơ) vì đất này nghèo dinh dưỡng và lệ nước.
Tóm lại trong vùng Đông Nam bộ có thể phát triển được khoảng 35.000 ha bông vải.
II. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
Vùng Đông Nam bộ có khí hậu gió mùa cận xích đạo với nhiệt độ trung bình ngày cao đều quanh năm, lượng mưa khá lớn, phân bố đều theo mùa, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trong năm tương đối ổn định, ít thay đổi, từ 25 - 27°c. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 4°c. Ảm độ không khí tương đối cao. Các tháng trong mùa mưa (từ tháng 5 I tháng 10) đều có ẩm độ trên 85%.
Thời tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Tổng lượng mưa trong năm đạt trên 2000 mm và phân bố chủ yếu vào các tháng mùa mưa. Số liệu theo dõi của Trạm khí tượng Hưng Lộc thì số ngày mưa trung bình của các tháng trong mùa mưa đạt trên dưới 20 ngày.
Thời tiết khí hậu ở đây nói chung ổn định, có lợi cho cây trồng nông nghiệp nói chung và cây bông nói riêng, đảm bảo cho cây trồng không bị hạn trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho việc đưa cơ cấu cây bông trồng trong vụ hai nhờ nước trời song cần lưu I ẩm độ cao trong mùa mưa dễ làm phát sinh bệnh hại. Khi bông chín nở quả vào mùa khô, lượng mưa ít, ẩm độ thấp, nhiệt độ cũng giảm mát mẻ hơn.
Bảng 2. Diễn biến khí hậu thời tiết Đông Nam bộ (Sổliệu Trạm Hưng Lộc 1992 - 1997, tỉnh Đồng Nai)
Tháng Yêu tô | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Lượng mưa (mm) | 22,5 | 9,5 | 50,0 | 60,6 | 155,7 | 320,3 | 365,8 | 383,7 | 325,0 | 300,0 | 83,5 | 17,4 |
Nhiẻt đô (°C) | 26,5 | 26,5 | 27,2 | 27,5 | 27,5 | 26,8 | 26,1 | 25,7 | 25,3 | 25,1 | 24,2 | 24,0 |
Ẩm đô (%) | 70,0 | 69,3 | 70,0 | 77,5 | 81,7 | 86,5 | 85,0 | 85,5 | 86,3 | 83,6 | 78,6 | 77,5 |
III. Vị TRÍ CÂY BÔNG VỚI TẬP QUÁN CANH TÁC CỦA VÙNG
Đặc điểm khí hậu phân hóa theo 2 mùa rõ rệt ở miền Đông Nam bộ đã chi phối mạnh đến sự phát triển của sinh vật trên mặt đất và nền sản xuất nông nghiệp nói chung.
Ở miền Đông Nam bộ đã có hai hệ thống canh tác chính:
- Hệ thống canh tác có tưới: Việc sản xuất diễn ra quanh năm với 2 - 3 vụ. Loại hình sử dụng đất này bao gồm các cây trồng: cây lương thực thực phẩm như lúa nước, các loại rau xanh, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, thuốc lá, đậu tương..., cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả v.v...
- Hệ thống canh tác nhờ nước trời: Sản xuất nông nghiệp hoàn toàn nhờ vào nước trời, không có tưới bao gồm các cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cao su, các loại cây ăn quả, các loại cây lương thực bao gồm lúa rẫy, khoai mì, ngô v.v...; cây công nghiệp ngắn ngày như mía, bông vải, đậu tương và các cây đậu đỗ khác.
Nhờ mùa mưa kéo dài trong 7 tháng nên nống dân có thể trồng trọt 2 vụ trong một năm:
Vụ 1 có thể bắt đầu sớm là tháng 4 muộn thì sang tháng I và thu hoạch vào tháng 7, muộn thì sang tháng 8.
Vụ 2 gieo trồng vào tháng 7, muộn là tháng 8 - 9 và thu hoạch vào tháng 10 - 11.
Vấn đề đặt ra với các nhà khoa học nông nghiệp cũng như các nhà quản Lý nông nghiệp là bố trí cơ cấu cây trồng như thế nào ở vụ 1 để kết hợp với cây trồng vụ 2 tạo thành cơ cấu cây trồng có lợi ích nhất vừa tạo tính bền vững ổn định vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua thực tế nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất chúng tôi thấy rằng: Cơ cấu cây trồng là cây đậu nành hoặc cây bắp ở vụ 1 và cây bông ở vụ 2 thì giá trị trồng trọt được tăng lên rất nhiều so với cơ cấu vụ 2 trồng đậu nành hoặc bắp. Vì thực tế cho thấy đưa cày bông vào cơ cấu cây trồng ở vùng này không ảnh hưởng gì đến cây trồng ở vụ 1 vốn có năng suất cao nhất, mà thời gian sử dụng đất trong vụ 2 lại được kéo dài hơn, tận thu được lao động phụ như người già, học sinh... Khả năng cây bông cho năng suất cao ở đây đã quá rõ được chứng minh qua nhiều nãm. Nhiều điển hình nông dân đạt 2-3 tấn bông hạt/ha.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển Bông (1997) tại tỉnh Đổng Nai - đại diện cho miền Đông Nam bộ cho thấy:
- Cây trổng vụ 1: Cây bắp chủ yếu có xen hoặc không xen dâu.
- Cây trồng vụ 2: Cũng cây bắp hoặc đậu nành trồng thuẩn và cây bông.
Đối với diện tích trổng bông thì có tới 100% số hộ trong vùng có tập quán gieo bông gối vào bắp, thời gian gối khoảng 15 - 20 ngày trước khi thu hoạch; Những năm trước đây bông thường được trổng xen đậu: cứ 1 hàng bông thì xen 2-3 hàng đậu nành. Nhưng nay người nông dân đa số trổng thuần, trồng dày để tăng mật độ cây/ha. Sở dĩ như vậy có lẽ do trổng xen việc ỉàm cỏ, chăm sóc khó khãn hơn trồng thuần, đổng thời việc thâm canh cây bông tốt đã làm năng suất cây trồng xen thường thấp.
Những tiến bộ kỹ thuật trổng bông dày, tăng mật độ sử dụng chất điều hòa sinh trưởng PIX cũng là một trở ngại lớn cho cây trồng xen. Mặc dù chúng ta đã biết nhiéu thực nghiệm và sản xuất cho thấy ở góc độ bảo vệ thực vật thì trổng cây bỏng xen đậu nành giúp cho tăng quần thể thiên địch, ký sinh tự nhiên, giảm áp lực sâu hại, duy trì được mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái ruộng bông song người nông dân thường nghĩ đến lợi ích trước mắt.
Nhìn chung ở vùng Đông Nam bộ với cơ cấu cây trồng nông nghiệp tốt nhất và chủ yếu hiện tại vẫn là ngô (bắp), đậu xanh hoặc đậu tương trồng vụ 1 còn vụ 2 thì lại trồng ngô (bắp) hoặc bông có xen hoặc không xen. Cây bông đã được bà con nông dân coi là cây quan trọng, có lợi nhuận cao trong vùng.
Với điều kiện sinh thái vùng này cho thấy rất phù hợp với phát triển cây bông, cây bông không những cho năng suất cao mà chất lượng bông xơ lại rất tốt.
Bảng 3. Tình hình canh tác trong nông dân tại Đồng Nai (đại diện cho vùng Đông Nam bộ)
Cơ cấu cây trồng | Long Thành | Vinh An | Thông Nhất | Tổng cộng | ||||
Số hộ | % | Số hộ | % | Số hộ | % | Số hộ | % | |
Cây trổng vụ 1: Bắp thuần Bắp xen đậu xanh | 51 | 100 | 39 1 | 97,5 2,5 | 34 13 | 72,3 27,7 | 73 65 | 52,9 47,1 |
Cây trồng vụ 2: Bông gối vào bắp vụ 1 Bông trổng thuần Bông xen đậu nành Bông xen ngô (bắp) |
51
51 |
100
100 |
40
36
2
2 |
100
90,0
5,0
5,0 |
47
44
1
2 |
100
93,7
2,1
4,3 |
138
131
3
4 |
100
94,9
2,2
2,9 |
Ghi chú: Số liệu Viện Nghiên cứu và phát triển Bông (1997)
Có thể bạn quan tâm
Hơn một thập kỷ qua Tây Nguyên vẫn là vùng bông lớn nhất trong cả nước. Năm 2001 diện tích bông đã đạt 14000 ha, sản lượng 12000 tấn bông hạt, chiếm 60% sản lượng bông xơ cả nước. Tỉnh Đắc Lắc (nay là Đắc Lắc và Đặc Nông) và Gia Lai là hai tỉnh có tiềm năng đất đai rất lớn, diện tích đất thích hợp cho phát triển bông vùng này khoảng 40 - 60 ngàn ha.
Xơ bông vải là nguyên liộu cho ngành công nghiộp đột. Kỹ thuật kéo sợi trong ngành công nghiệp dệt với các thiết bị hiộn đại đồi hỏi rất nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật cơ bản của bông xơ mới thực hiộn được.
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó có khoảng 2,7 triệu ha đất nông nghiệp. Theo phân loại của Hội Khoa học Đất Việt Nam thì vùng này có 6 loại đất chính là: Đất phù sa (ngọt được bồi tụ và không được bồi tụ hàng năm); đất phèn nhiễm mặn; đất phèn; đất mặn; đất phong hóa từ granit và phù sa cổ; đất xáo trộn.
Một số vùng đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ có điều kiện tưới nước bổ sung thì có thể tiến hành sản xuất bông vụ đông xuân. Vụ đông xuân nếu có giống bông năng suất cao, kháng sâu miệng nhai với kỹ thuật tối ưu có thể đạt năng suất 2-3 tấn/ha, chất lượng bông xơ lại tốt hơn bông dựa nước tưới.
Cây bông vải cỏ thể trồng được hay không tuỳ thuộc ở đất ít hơn là tuỳ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa và chế độ nắng. Đất hào cũng có thể cải tạo để trồng bông năng suất cao. Tuy vậy khi chọn đất trồng bông ở một vùng nhất định nên chú ý các điểm cơ bản sau: Thành phần dinh dưỡng càng đủ và cân đối càng tốt, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước, thành phần cát không nên quá nhiều, càng ít chua càng tốt.