Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi dê

Các nhà khoa học quan ngại về thuốc tăng trọng trong chăn nuôi

Các nhà khoa học quan ngại về thuốc tăng trọng trong chăn nuôi
Tác giả: Linh Chi – Theo physorg
Ngày đăng: 22/04/2016

Awa Aidara-Kane, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới cho biết: Việc sử dụng một lượng lớn thuốc tăng trọng và các loại thuốc kháng khuẩn khác có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện.

Vi khuẩn này có thể lây lan sang người thông qua việc ăn các thực phẩm đã nhiễm vi khuẩn này hay qua tiếp xúc trực tiếp với gia súc, gia cầm hoặc qua môi trường.

Thông tin này được đưa ra tại Hội nghị Liên ngành Khoa học thường niên lần thứ 51 tổ chức tại Chicago.

WHO khuyến cáo con người cần hạn chế và thậm chí là hoàn toàn loại bỏ việc sử dụng các chất kháng sinh nhằm thúc đẩy tăng trưởng của gia súc gia cầm.

Khi đó, nguy cơ xuất hiện và lây lan vi khuẩn kháng thuốc thông qua việc ăn các sản phẩm gia súc gia cầm mới được giảm thiểu.

Cơ quan này khuyến cáo việc hạn chế sử dụng loại thuốc kháng sinh được xem là có tầm quan trọng với sức khỏe con người như fluoroquinolones và kháng sinh cephalosporins thế hệ mới nhất.

Beth Karp, cán bộ cao cấp tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh của Mỹ cho biết: Chúng tôi hiện đang ghi nhận số ca kháng thuốc ngày càng tăng đối với thuốc kháng sinh thế hệ 3 và 4 cephalosporins ở các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella.

Từ năm 2008 đến 2010, số ca kháng thuốc tăng từ 8 lên 24%.

Chỉ riêng đối với sản phẩm là thịt gà, số ca kháng thuốc ở các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella tăng từ 17 % năm 2008 lên 31% năm 2009.

Salmonella là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm tại Mỹ gây ảnh hưởng đến 1,2 triệu người mỗi năm, trong đó 23.000 người phải nhập viện và 450 người tử vong.

Vào cuối tháng 5, Hội người tiêu dùng nước Mỹ đã khuyến nghị lên Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ về hiện trạng sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và đề nghị Cơ quan này nỗ lực hơn nữa trong việc giảm thiểu tình trạng này.

 


Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non trong thời gian chăn nuôi Phòng ngừa bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non trong thời gian chăn nuôi

Bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non là do dụng cụ cắt rốn không được khử trùng hoặc do sử dụng sợi garo buộc không sạch khiến trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn gây bệnh.

28/03/2016
Loài dê sản sinh ra protein như tơ nhện trong sữa Loài dê sản sinh ra protein như tơ nhện trong sữa

Loài dê sản sinh ra một loại protein như tơ nhện trong sữa có thể giúp các nhà nghiên cứu thu được lượng tơ lớn hơn.

13/04/2016
Khả năng vi khuẩn M. agalactiae xâm nhập vào tai dê Khả năng vi khuẩn M. agalactiae xâm nhập vào tai dê

Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu sự hồi phục của vi khuẩn Mycoplasma agalactiae trong tai của dê bị nhiễm qua tuyến vú.

18/04/2016