Các nguyên nhân loại thải nái ngoài ý muốn
Một số nguyên nhân thường gặp buộc người chăn nuôi phải loại thải nái như sau:
- Nái không sinh sản: vì một lý do như dinh dưỡng, môi trường, vật chất,… làm cho nái rối loạn sinh sản hoặc không thể tiếp tục sinh sản.
Tỉ lệ của nhóm nguyên nhân này chiếm rất cao (khoảng 30-35% các nguyên nhân phải loại thải nái).
- Nái gặp trục trặc về chân móng: Một số nái giống con lớn, trọng lượng của lứa đẻ thứ 3-4 đạt khoảng 300kg.
Vì vậy, nếu khẩu phần không tốt, nền chuồng có độ nhám độ dốc không tốt sẽ gây nên những tác hại đến sức chịu lực của chân và móng.
Mặc dù sức khoẻ nái tốt, nhưng chân và móng không đáp ứng nhu cầu của trọng lượng thì nái cũng bị loại thải sớm.
- Nái chết do bệnh hoặc do các nguyên nhân khác.
- Nái bị viêm nhiễm và phát sinh các bệnh sau khi đẻ.
- Nái không đạt hiệu quả về năng suất và kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...