Các Mô Hình Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghệ Cao

Thời gian qua, công tác phát triển giống bò đã thực hiện thông qua một số mô hình như: Thử nghiệm lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt;
Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.
Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi theo hướng công nghệ cao như: Về phát triển đàn bò lai chuyên thịt, huyện Tri Tôn: tổng số đàn bò là 22.265 con, tổng số đàn bò được gieo tinh nhân tạo là 199 con lai giống bò chuyên thịt (sinh 18 bê con), và tình hình các trang trại trong huyện, trang trại Sáu Đức (xã Vĩnh Gia) đã trồng 20 ha cỏ và nhập 220 con bò giống, trang trại Nông Trại Xanh (xã Lương An Trà) đã nhập 85 con bò giống, trang trại Khiết Thành (xã Lương An Trà) đã trồng 4,8 ha cỏ và 56 con bò giống.
Khó khăn của các trang trại hiện nay là khan hiếm con giống; Huyện Châu Phú đã thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi bò lai cao sản, với tổng đàn bò lai sind sinh sản tính đến thời điểm hiện nay là 144 con (mang thai 60 con thuộc điểm trình diễn bò cái sinh sản).
Huyện Phú Tân tổng số đàn bò lai là 120 con (83 con bò cái, 28 con bò thịt, 9 con bò đực giống). Thị xã Tân Châu tổng số đàn bò cái được gieo tinh là 04 và thực hiện 04 mô hình trình diễn nuôi bò vỗ béo bằng rơm ủ urê.
Mô hình nuôi bò sữa ở Bình Đức, Bình Khánh (TP. Long Xuyên): có 12 con bò sữa (trong đó có 06 con bò cho sữa, bình quân 15 lít sữa/ngày/con, giá bán 18.000 đồng/lít), chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục theo dõi và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại thị xã Tân Châu; mô hình trình diễn nuôi gà thịt trên nền đệm lót lên men tại huyện Thoại Sơn; mô hình nuôi gà và heo trên nền đệm lót lên men tại huyện An Phú, đồng thời, tiếp tục kết hợp Phòng Tài nguyên - Môi trường thực hiện dự án hỗ trợ đệm lót lên men trong chăn nuôi heo và gà cho các hộ chăn nuôi chưa có điều kiện xử lý chất thải ở 14 xã, thị trấn.
Tại thị xã Tân Châu tổng số heo được gieo tinh nhân tạo là 107 con và đã xây dựng 21 hố biogas (đạt 70% chỉ tiêu của Sở Nông nghiệp & PTNT).
Có thể bạn quan tâm

Sặc rằn là loài cá sống ở nước ngọt và nước lợ, được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại Bình Dương, việc nuôi cá sặc rằn gặp nhiều khó khăn bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).