Các hiệp hội nông sản vất vả chống đỡ hậu phá giá NDT
TQ vừa tăng 13% thuế giá trị gia tăng đối với hạt điều khiến cho xuất khẩu điều của ta vào TQ gặp khó chưa kịp “đỡ”, thì tiếp theo lại phá giá NDT gây khó tiếp cho hạt điều Việt Nam” - ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, với việc TQ tăng thuế nội địa và phá giá đồng tiền (làm hàng xuất khẩu vào TQ trở nên đắt hơn), doanh nghiệp của ta làm sao có thể bán được sản phẩm với giá cao. Các nhà nhập khẩu TQ chắc chắn sẽ tìm cách giảm giá mua hạt điều Việt Nam để bù chi phí chênh lệch tỷ giá.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa và nhiều chuyên gia khác, suốt từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, phải chật vật cạnh tranh do đồng rúp (Nga) và yên (Nhật) mất giá. Việc TQ phá giá NDT được xem như cú “nốc ao”, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang khó lại thêm khó. Với những hợp đồng thanh toán bằng USD, doanh nghiệp nhập khẩu TQ sẽ phải tăng thêm khoảng 2% để chi trả cho một đơn hàng với giá như trước đây. Do đó, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cho hay đã có dấu hiệu nhà nhập khẩu TQ “làm khó” đối với các đơn hàng nhập khẩu đã ký và đòi giảm giá.
Ông Phạm Vũ Hà - Tổng Thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, những doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang TQ đang cảm thấy bất an, lúng túng vì hàng của mình chắc chắn sẽ bị dìm giá khi NDT mất giá.
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - ông Trương Đình Hòe nêu dẫn chứng cụ thể là mặt hàng cá tra cũng đang khó kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu sang TQ bởi việc phá giá NDT sẽ tác động trực tiếp đến đơn hàng, giá và lượng cá tra xuất khẩu tới đây khó có thể giữ ở mức cao được.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, TQ đang là thị trường chính tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như sắn, gạo, cao su... Những ngành này cần có những biện pháp kịp thời để đáp ứng khả năng cạnh tranh. “Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá vừa qua chưa đủ để có thể bù đắp được bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi TQ phá giá NDT. Nhà nước nên nghiên cứu điều chỉnh tỷ giá thế nào cho phù hợp cả về lượng và thời điểm để doanh nghiệp được hưởng lợi, kích thích kinh tế phát triển”- ông Long nói.
Có thể bạn quan tâm
Bằng sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ đầy tâm huyết của các nhà máy đường mà vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (vùng mía trọng điểm của tỉnh và khu vực ĐBSCL) ngày một đổi thay. Xuân Giáp Ngọ năm nay, bà con trồng mía nơi đây đón Tết trong không khí phấn khởi bên những cải tiến về khoa học kỹ thuật, công trình đã và đang được đầu tư.
Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...
Năm nay, nhờ dưa hấu được giá nên nhiều gia đình nông dân trồng dưa ở huyện Ea Súp (Dak Lak) có nguồn thu nhập đáng kể. Tại thời điểm này, dưa hấu có trọng lượng từ 4 kg trở lên đang được thương lái mua tại ruộng với giá 10.000 đồng/kg để xuất sang thị trường Trung Quốc.
Gần một tháng nay, một số người nước ngoài đến địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu mua ồ ạt nông sản, đẩy giá sầu riêng lên cao ngất ngưởng. Ngay sau đó, họ ngừng thu mua khiến giá lại tụt giảm.
Gia đình ông Nguyễn Duy Hảo ở xóm 9 cho biết, mấy ngày qua nhiều người từ Hà Nội, Vinh... và cả khách nước ngoài tìm đến mua cam với giá 60.000 - 70.000 đồng/quả nhưng không có để bán.