Các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở thực vật
Các chất chống oxy hóa SkQ làm chậm sự lão hóa của tế bào thực vật - Ảnh: RIA novosti
Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng các chất chống oxy hóa SkQ có tác dụng kìm hãm quá trình lão hóa của các tế bào thực vật và có thể sử dụng trong công nghệ sinh học và nông nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Mitochondrion, các nhà khoa học ở khoa sinh Đại học tổng hợp quốc gia Moskva, Nga, đã thử nghiệm trên thực vật chất chống oxy hóa có tên SkQ. Các thí nghiệm cho thấy các quá trình lão hóa của các tế bào thực vật chậm lại.
Lão hóa là một quá trình phức tạp, bao gồm vô số các cơ chế hoạt động ở các cấp độ khác nhau. Một trong những cơ chế chính của lão hóa là sự hình thành các gốc tự do oxy hóa (oxy phản ứng-Reactive Oxygen Species-ROS). Các phân tử này có hoạt tính hóa học cao, oxy hóa nhiều hợp chất bên trong các tế bào, dẫn đến trục trặc trong các cơ chế phân tử của tế bào và cuối cùng làm tế bào bị chết.
Hầu hết các dạng oxy hoạt hóa thường được hình thành trong các ty thể - các trạm năng lượng của tế bào. Các chất chống oxy hóa hướng trực tiếp vào các ty thể, bao gồm các ion SkQ, tác động trực tiếp trên các ty thể và ngăn chặn sự tổng hợp các phân tử nguy hiểm. Các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm các chất chống oxy hóa SkQ trên các tế bào thực vật. Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm ra tác động của những chất này đối với lục lạp (bào quan) nơi diễn ra quang hợp.
Các tác giả của công trình nghiên cứu nhận thấy rằng với nồng độ nanomolar, các ion SkQ ngăn ngừa cái chết của các tế bào biểu bì của lá đậu do các chất độc mạnh gây ra. Ở nồng độ lớn hơn ngàn lần, các chất chống oxy hóa này ức chế sự quang hợp trong các lục lạp và kích thích sự hô hấp của ty lạp thể.
Các nhà khoa học kết luận rằng các chất chống oxy hóa hướng vào các ty thể ở nồng độ thấp không ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào và quang hợp trong lục lạp. Với liều lượng như vậy, các chất chống oxy hóa đã nghiên cứu có thể được sử dụng trong công nghệ sinh học và nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện làm giàu từ nghề nuôi chim trĩ xanh, đỏ của ông Phan Thanh Tuấn ở phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ bắt đầu từ năm 2015.
Cà Mau là trung tâm tôm của cả nước với diện tích nuôi lớn nhất, khoảng 280.000ha. Để phòng ngừa hiệu quả bệnh lùn sọc đen và vàng lụi
Đạo ôn lúa, do nấm Magnaporthe oryzae gây ra, dẫn đến tổn thất năng suất hàng năm đủ lớn để nuôi sống 60 tỷ người mỗi năm