Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cá tử thần mua bán, sơ chế công khai tại cảng, cửa biển

Cá tử thần mua bán, sơ chế công khai tại cảng, cửa biển
Tác giả: Công Xuân
Ngày đăng: 08/08/2016

Tại một cảng biển của huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), cứ vào tầm sáng sớm hàng ngày, cá nóc được ngư dân đánh bắt đưa vào bán, mua rất công khai ở đây, với giá từ 5.000-7.000 đồng/kg. "Hôm ít thì vài trăm kg, nhiều thì vài tấn",  người dân ở khu vực này cho biết.

Qua quan sát thì sau khi mua cá nóc và chất đống ngay tại cảng, các chủ đại lý thuê người chặt bỏ phần đầu cá rồi lột da lấy phần thịt. Theo lời các chủ thu mua, họ mua cá nóc để lấy thịt chế biến thức ăn cho gia súc, chứ không phải cho người (?).

Được biết, cá nóc là loài có độc tính rất cao cho nên được ví là cá "tử thần". Tuy nhiên cho rằng thịt cá này rất ngon cho nên nhiều người dân vẫn liều bắt và mang về chế biến làm thức ăn. Theo đó không ít người đã bị ngộ độc suýt, hoặc bỏ mạng.


Cá "tử thần" chất thành đống

Riêng ở địa bàn Quảng Ngãi, vụ gần đây nhất xảy ra vào chiều tối ngày 1.8, cũng vì mang cá nóc bắt được để chế biến làm mồi nhậu mà 8 người dân đã bị ngộ độc, trong đó 5 trường hợp bị nặng phải đưa vào Trung tâm y tế Quân dân Y huyện Lý Sơn và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.


Cá nóc được sơ chế công khai ngay tại cảng biển Đức Phổ

Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt về vấn đề này, ông Phùng Đình Toàn, Chi cục phó Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản-Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi khẳng định cá nóc là loại hải sản bị cấm mua bán và cho biết sẽ phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc tình trạng mua bán trên.

Thịt cá nóc có thể ăn được nhưng phải là loài cá nóc hoàn toàn không chứa độc tố vì cá nóc bao gồm nhiều loài khác nhau, độc và không độc. Mặt khác, độc tố của cá nóc biến động khá phức tạp theo mùa vụ và theo cá thể.

Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong khá cao. Độc tố này là hợp chất có tính bền nhiệt, không bị phân hủy trong quá trình nấu chín. Hoàn toàn chưa có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc cá nóc.

Mặc dù đã có lệnh cấm đánh bắt, tiêu thụ và sử dụng cá nóc nhưng các ca tử vong do ăn cá nóc vẫn tiếp tục xảy ra, đặc biệt là ở các cộng đồng ngư dân ven biển. Hiện ở Việt Nam chưa có thống kê hoàn chỉnh công bố về các loài cá nóc độc tại vùng biển nước ta, nên việc ăn cá nóc rất nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người. (Theo Viện Hải dương học Nha Trang)


Có thể bạn quan tâm

Làm thương hiệu chung để cứu ngành cá tra Làm thương hiệu chung để cứu ngành cá tra

Dù xuất khẩu được sang gần 130 thị trường trên thế giới nhưng cá tra Việt Nam chỉ được xem như sản phẩm dành cho người nghèo, có giá trị thấp. Xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam đang là vấn đề đặt ra bức thiết.

05/08/2016
Mô hình nuôi cá tra VietGAP đầy triển vọng Mô hình nuôi cá tra VietGAP đầy triển vọng

Ngày 5.8, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án (DA) “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP”. Sau 2 năm triển khai thực hiện, dự án đã góp phần vực dạy nghề nuôi cá tra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

08/08/2016
Tổ chức lại chuỗi giá trị cá ngừ Việt Nam ngư dân vẫn phải tự mày mò Tổ chức lại chuỗi giá trị cá ngừ Việt Nam ngư dân vẫn phải tự mày mò

Được xác định là một trong những ngành mũi nhọn phát triển thủy sản, nhưng công nghệ khai thác cá ngừ của Việt Nam hiện vẫn còn quá lạc hậu. Ngư dân chủ yếu vẫn phải tự mày mò nghiên cứu…

08/08/2016