Cá tra chịu mức thuế chống bán phá giá là 2,39 USD/kg
Đây là mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam khi nhập khẩu vào Mỹ trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 12 giai đoạn 1/8/2014 đến 31/7/2015.
Trong ảnh: Cá tra, basa của Việt Nam bị áp mức thuế toàn quốc
Theo kết luận này, 3 doanh nghiệp bị đơn bị áp mức thuế toàn quốc cao nhất là 2,39 USD/kg do quyết định không tham gia đợt rà soát. Và 4 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện sẽ nhận thuế suất riêng rẽ 0,69 USD/kg, bằng với lần rà soát trước đó. Ngoài ra, 2 công ty không nộp hồ sơ xin nhận thuế suất riêng rẽ cũng bị áp mức thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/Kg. DOC cũng xác định, 3 công ty không có lô hàng xuất khẩu trong đợt rà soát thì bất kỳ chuyến hàng bị đình chỉ của các công ty này sẽ được thanh khoản ở mức thuế suất toàn quốc. Theo Bộ Công thương nhằm mục đích tính thuế, DOC sẽ tính toán mức thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) cho sản phẩm bị điều tra. Sau đó, DOC sẽ tiếp tục hướng dẫn Cơ quan Hải quan và biên phòng (CBP) tính toán mức thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu dựa trên mức thuế theo trọng lượng kg của mỗi chuyến hàng sản phẩm bị điều tra trong giai đoạn rà soát. DOC dự kiến sẽ ban hành các hướng dẫn tính thuế thích hợp trực tiếp cho CBP trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát.
Có thể bạn quan tâm
Với thu nhập bình quân 6 - 8 triệu đồng mỗi tháng, nghề nuôi cá chẽm giúp những công nhân làm việc tại trang trại nuôi cá ở Sóc Trăng có thu nhập ổn định.
Tôm thẻ chân trắng (TTCT) đã được người dân đưa vào nuôi trong mô hình quảng canh cải tiến chuyên tôm vài năm trở lại đây
Các chế phẩm vi sinh là các chế phẩm sinh học chứa vi bào của một hoặc một số chủng vi sinh vật đơn bào có lợi được sản xuất theo mục đích sử dụng làm sạch nước