Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cá rô phi giúp cải thiện điều kiện nước, kiểm soát EMS trong các ao nuôi tôm

Cá rô phi giúp cải thiện điều kiện nước, kiểm soát EMS trong các ao nuôi tôm
Tác giả: Hương Trà (theo thefishsite)
Ngày đăng: 23/07/2018

Các báo cáo đã chỉ ra nuôi ghép và hệ thống biofloc có thể giúp hạn chế sự bùng nổ của dịch bệnh tại các trại nuôi tôm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại Đại học Arizona để kiểm tra vai trò của cá rô phi trong việc kiểm soát việc lây nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPN) và tử vong ở tôm thẻ chân trắng.

Một số báo cáo chỉ ra rằng một số phương pháp không sử dụng kháng sinh như hệ thống nuôi ghép và biofloc có thể giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các trại nuôi tôm. Từ lâu, việc nuôi ghép cá rô phi đã được sử dụng giúp kiểm soát vi khuẩn phát quang, vi khuẩn Vibrio harveyi ảnh hưởng đến tôm. Do V.parahaemolyticus, một chủng độc lực gây ra hội chứng tử vong sớm (EMS) có liên quan chặt chẽ với V.harveyi, nên việc nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể mang lại tác dụng ngăn cản tương tự đối với loài vi khuẩn này.

Thử nghiệm được tiến hành trên một số trại nuôi tôm ở Việt Nam - nơi EMS hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPN) xuất hiện đã cho thấy tôm nuôi ghép có khả năng sống sót và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm với môi trường được kiểm soát và các mô hình bệnh học được chuẩn hóa để xác định hiệu quả của phương pháp này.

Nghiên cứu bệnh học AHPN

Trường Đại học Arizona đã tiến hành một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của cá rô phi trong việc kiểm soát nhiễm trùng và tử vong trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei do chủng Vibrio parahaemolyticus gây nên. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng 5 phương pháp, mỗi phương pháp được lặp lại 3 lần.

Phương pháp A tiến hành kiểm soát tiêu cực trong ao không nuôi cá rô phi trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi thả tôm giống.

Với phương pháp B, trước khi thả tôm giống, ao nuôi tôm được thả cá rô phi Oreochromis niloticus trong 14 ngày. Sau đó, các nhà khoa học bắt hết cá rô phi khỏi ao và tiến hành thả tôm giống. Sau đó, các nhà khoa học tiếp tục thả vào trong ao nuôi dịch khuẩn có chứa V.parahaemolyticus với mật độ 3,105 tế bào/ml nước ao. Tiếp theo, mẫu bệnh AHPN 10 ngày tiếp tục được thả vào ao nuôi.

Trong phương pháp C, ao nuôi được thả cá rô phi trong 14 ngày, sau đó, cá rô phi được đưa xuống lồng treo bênh trong ao trước khi thả tôm giống và cũng tiến hành thử nghiệm AHPN.

Phương pháp D sử dụng ao nuôi không thả cá rô phi trước khi thả tôm giống và cũng tiến hành thử nghiệm AHPN.

Phương pháp E sử dụng ao nuôi được xử lý tích cực với nước sạch có độ mặn 20 ppt đã được chuẩn bị 1 ngày trước khi thả tôm giống. Sau đó cũng tiến hành thử nghiệm AHPN.

Kết quả

Sau 14 ngày chuẩn bị ao nuôi để tạo ra tảo nở hoa (nước nở hoa) và thiết lập các cộng đồng sinh học cân bằng giống như điều  kiện xuất hiện trong nuôi tôm, số lượng vi khuẩn cho thấy mật độ vi khuẩn giữa các phương pháp A, B, C và D không có sự khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, số lượng vi khuẩn này cao hơn so với biện pháp kiểm soát tích cực.

10 ngày sau khi thả vi khuẩn gây bệnh trong các thử nghiệm AHPN, tỷ lệ sống sót giữa các phương pháp có sự khác biệt đáng kể. Tỷ lệ sống của phương pháp A, B, C, D và E lần lượt là 97,78%, 91,11%, 6,67%, 20,00% và 0%. Tỷ lệ sống sót cao của phương pháp A cho thấy điều kiện kiểm soát tiêu cực phù hợp với khả năng sống sót của tôm.

Trong khi đó, tỷ lệ sống sót 0% trong phương pháp kiểm soát tích cực cho thấy dòng vi khuẩn sử dụng trong nghiên cứu có khả năng gây bệnh cao. Mặc dù sau đó vi khuẩn AHPN đã được phân lập từ nguồn nước và tôm trong tất cả các phương pháp điều trị thử nghiệm, phân tích mô học cho thấy tỷ lệ lây nhiễm và tính phức tạp của các bệnh lý trong các phương pháp điều trị khác nhau tương ứng với tỷ lệ sống sót. Đếm vi khuẩn trong các mẫu nước cho thấy phương pháp B, C và D có mật độ vi khuẩn giảm đáng kể so với mật độ được thêm vào các kiểm tra thử nghiệm. Ngược lại, mật độ vi khuẩn AHPN trong phương pháp kiểm soát tích cực sử dụng nước mặn tăng mạnh. Điều này chỉ ra rằng các cộng đồng sinh vật bản địa trong nước có thể tương tác với các vi khuẩn AHPN cũng như mức độ lây bệnh.

Nghiên cứu cũng đề xuất rằng việc áp dụng các phương pháp như sử dụng cá rô phi trong ao nuôi tôm để tạo ra điều kiện tảo nở hoa lành mạnh và vi khuẩn có lợi trong nước trước khi thả giống có thể giúp thúc đẩy các cộng đồng sinh vật cân bằng và khỏe mạnh trong nước ao, tạo ra hiệu quả tích cực trong kiểm soát AHPN.

Thảo luận

Các bệnh Vibriosis do vi khuẩn phát quang gây ra là tác nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm trong nuôi tôm. Một số tập quán canh tác tận dụng công nghệ “nước xanh”, trong đso màu xanh của nước sản sinh nhờ cá rô phi có thể giúp giảm thiểu Vibriosis phát quang sinh ra bởi khuẩn Vibrio harveyi trong tôm sú.

Trong quá trình nghiên cứu tiếp tục làm sáng tỏ phương thức hoạt động của công nghệ nước xanh đã phát hiện ra một số chủng vi khuẩn bản địa và các loại tảo trong nước xanh có khả năng ức chế sự tăng trưởng của V.harveyi, lý giải cơ chế hoạt động của công nghệ nước xanh hoặc công nghệ nuôi ghép.

Triển vọng

Nghiên cứu này bước đầu chứng minh rằng các sinh vật bản địa hình thành nhờ nuôi ghép cá rô phi hoặc trong quá trình chuẩn bị ao nuôi có thể giảm số lượng vi khuẩn AHPN trong nước, nhờ vậy giảm tỷ lệ tôm chết khi bị bệnh. Tuy nhiên, việc tảo sinh sôi một cách thái quá có thể tạo ra hiệu ứng không mong muốn do hiện tượng phú dưỡng và lượng dinh dưỡng từ tảo chết có thể có lợi cho vi khuẩn AHPN. Thêm vào đó, không có sự cạnh tranh từ các sinh vật bản địa, các V.parahaemolyticus AHPN có thể sinh sôi trong nước và có khả năng gây bệnh. Những phát hiện này giúp giải thích quan sát cho rằng AHPN thường xảy ra ở các ao không có tảo hoặc các ao tảo sinh trưởng quá mức.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh đốm trắng trên tôm và những điều cần biết Bệnh đốm trắng trên tôm và những điều cần biết

Tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được hơn 13.500 ha tôm nước lợ, đạt 30% kế hoạch và các hộ đang tiếp tục thả nuôi theo lịch mùa vụ

21/07/2018
Tự tạo cơ hội: Lót bạt trên cát nuôi cá lóc Tự tạo cơ hội: Lót bạt trên cát nuôi cá lóc

Với phương pháp lót bạt trên cát để nuôi cá lóc, ông Trần Khương ở tỉnh Quảng Nam đã thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

21/07/2018
Phòng bệnh trong nuôi tôm nhờ phương pháp củng cố hệ thống tiêu hóa Phòng bệnh trong nuôi tôm nhờ phương pháp củng cố hệ thống tiêu hóa

Nghề nuôi tôm sú trong thời gian qua liên tục bị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra, đe dọa trực tiếp đến sản lượng và tương lai ngành nuôi tôm

23/07/2018