Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cá rô phi có thể là đối tượng phát triển mới của Ấn Độ

Cá rô phi có thể là đối tượng phát triển mới của Ấn Độ
Tác giả: HNN (Theo undercurrentnews)
Ngày đăng: 24/06/2017

Theo A Jayathilak, Chủ tịch Cơ quan phát triển xuất khẩu sản phẩm thủy sản Ấn Độ (Mpeda), việc nuôi cá rô phi sẽ giúp Ấn Độ đa dạng hóa xuất khẩu thủy sản.

Cá rô phi có thể là đối tượng phát triển mới của Ấn Độ Ảnh minh họa

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng chiếm 80% xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ.

Theo Jayathilak, với việc phân bổ 25.000 héc-ta nước ngọt cho nuôi cá rô phi, Ấn Độ có thể trở thành nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ 7 trên thế giới, vượt qua Bangladesh.

Ông Jayathilak cho biết: “Nhu cầu về loại cá này rất lớn. Thương mại cá rô phi toàn cầu đang tăng lên 11,5% mỗi năm kể từ năm 1995. Tôi nghĩ không có bất kỳ loại hàng hoá nào khác đang tăng với tỷ lệ đó. Tôi nghĩ rằng loại cá này có khả năng xóa bỏ tình trạng thiếu protein ở Ấn Độ. Bất cứ ai cũng có thể nuôi cá rô phi trong nhà, trong ao hoặc trong bất kỳ hồ chứa nào”.

Jayathilak chỉ ra rằng nghề nuôi cá rô phi có tiềm năng lớn ở Ấn Độ, ở các bang như Karnataka và Maharashtra, nơi có các hồ hoặc ao nước ngọt.

Ông Jayathilak cho biết: “Chính phủ đã đưa ra hướng dẫn về cách triển khai nuôi cá rô phi, chúng tôi muốn chính quyền các bang xem xét vấn đề này. Chính phủ không thể điều hành hoạt động này một mình. Nhưng nếu có một chính sách nới lỏng thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động này”.

Jayathilak chỉ ra rằng năm nay sản lượng cá rô phi của Ấn Độ tương đối thấp, với Kochi, ở miền Nam Ấn Độ, sản xuất 800 tấn.

Jayathilak cũng lưu ý rằng Ấn Độ nên nuôi giống cá rô phi cải tiến về mặt di truyền, “kháng bệnh và có thể sống sót dễ dàng trong các điều kiện ở Ấn Độ”, vì giống cá này “phát triển nhanh” và “không cần quá nhiều thức ăn” so với tôm.


Có thể bạn quan tâm

Lai tạo giống cá có khả năng tự miễn nhiễm với bệnh tuyến tụy Lai tạo giống cá có khả năng tự miễn nhiễm với bệnh tuyến tụy

Nofima, SalmoBreed và các đối tác khác đã thực hiện một đột phá làm cho cá có khả năng tự miễn nhiễm với bệnh tuyến tụy (PD) ở cá hồi Đại Tây Dương.

24/06/2017
Tôm bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii đối mặt với sự toàn cầu hóa Tôm bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii đối mặt với sự toàn cầu hóa

Tôm bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii đối mặt với sự toàn cầu hóa. Trong hai mươi năm, Hawaii đã dẫn đầu về tôm sạch bệnh SPF cũng như dẫn đầu về tăng trưởng

24/06/2017
Cách mới trong điều trị rận biển ký sinh trên cá hồi Cách mới trong điều trị rận biển ký sinh trên cá hồi

Imvixa là một liệu pháp điều trị qua đường miệng, hoạt chất chính của nó là Lufenuron, có tác dụng ức chế sự hình thành chitin ở rận biển,ngăn không cho ký sinh

24/06/2017