Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Phê, Sắn Khô Đều Tăng Giá

Cà Phê, Sắn Khô Đều Tăng Giá
Ngày đăng: 21/03/2014

Hiện tại giá cà phê nhân tại Tây Nguyên đã tăng lên 40.900 - 41.600 đ/kg. Niềm vui cũng được nhân lên khi dịp này sắn khô cũng tăng giá.

Vào thời điểm thu hoạch rộ niên vụ 2013-2014, giá cà phê nhân trên thị trường Tây Nguyên chỉ đạt 34.000 đ/kg, có lúc chỉ còn 31.000 đ/kg, nên đa phần người trồng cà phê phải cho vào kho cất trữ, chờ giá lên. Điều đáng mừng là hiện tại giá cà phê nhân tại đây đã tăng lên 40.900 - 41.600 đ/kg nên họ đồng loạt "mở kho" tung ra thị trường. Niềm vui cũng được nhân lên khi dịp này sắn khô cũng tăng giá.

Dân đồng loạt "mở kho" cà phê

Ông Lê Văn Thân, xã Hoà Đông, huyện K rông Păk (Đăk Lăk) cho biết: “Niên vụ vừa qua, gia đình tôi thu hoạch được 3,5 tấn cà phê nhân. Ở thời điểm đầu vụ thu hoạch, giá cà phê xuống thấp quá, có lúc chỉ 31 - 32.000 đ/kg nên tôi chưa vội bán. Hiện thấy giá cà phê tăng lên, đang ở mức 41.000 đ/kg nên tôi đã quyết định bán. Nếu như bán tất cả số cà phê thu được lúc đó chỉ được khoảng 112.000.000 đ, nhưng để đến nay sẽ được 131.000.000 đ”.

Hiện hầu hết nông dân đang rất cần tiền để chống hạn và chuẩn bị vật tư phân bón chăm sóc cho cà phê niên vụ 2014-2015. Điều đáng mừng là giá cà phê tăng đúng vào thời điểm này, giúp bà con có tiền đầu tư, chăm sóc cho cây cà phê.

Ông Nguyễn Văn Đức, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk) chia sẻ: “Kết thúc niên vụ vừa qua, gia đình tôi thu được 5 tấn cà phê nhân. Đầu vụ lúc tôi bán bớt 1 tấn với giá 31.000đ/kg để lấy tiền chi phí cho việc thuê nhân công thu hái, còn lại 4 tấn cất trữ. Nay cà phê tăng lên 41.000 đ/kg nên tôi quyết định bán hết lấy tiền chi phí cho việc đầu tư niên vụ mới. Những người trồng cà phê như chúng tôi chỉ mong sao giá đạt 40.000 đ/kg trở lên là mừng rồi!”.

Chị Lê Vân Anh- chủ đại lý thu mua cà phê tại xã Hoà Đông, huyện Krông Păk cho biết: “Những ngày này, do giá cà phê tăng lên hơn 41.000 đ/kg nên hầu hết bà con nông dân tạm trữ cà phê đã đồng loạt mở kho tung ra thị trường. Đại lý chúng tôi ngày nào cũng có vài chục hộ mang cà phê đến bán… Do đông người bán cà phê nên chúng tôi phải mở cửa thu mua từ sáng sớm đến mãi 9-10h đêm mà vẫn không xuể”.

Với thực trạng dân đồng loạt bán cà phê như hiện nay, rất dễ dẫn đến giá cà phê thời gian tới đây sẽ giảm. Bởi, Tây Nguyên là vùng trồng cà phê trọng điểm và có diện tích lớn nhất cả nước với khoảng 500.000ha, tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng, trong đó tỉnh Đăk Lăk có khoảng 202.500 ha nên ảnh hưởng không nhỏ tới cán cân cung - cầu của thị trường cà phê.

Sắn được mùa

Thời gian gần đây, bà con nông dân tỉnh Đăk Lăk đang tiến hành thu hoạch sắn. So với năm trước, năm nay giá sắn khô cao hơn, đạt giá 38 -39.000 đ/kg, nên nông dân phấn khởi.

Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 33-34.000 đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân còn lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha. Anh Trần Thanh Thế, xã Ven, huyện Buôn Đôn cho biết: “Gia đình tôi thuê đất trồng 2 ha sắn, năm nay giá sắn khô tăng lên được 6.000 đ/kg so với năm ngoái. Với 2 ha sắn, sau khi trừ hết chi phí, tôi lãi khoảng 30 triệu đồng. Giá sắn cứ ở mức này nông dân chúng tôi thấy tạm được”.

Cũng nhu anh Thế, chị Lê Thị Duyên, xã Ea Lê, huyện Ea Súp chia sẻ: “Nếu như năm ngoái, giá sắn khô không những thấp mà thương lái còn chê không mua, thì năm nay ngược lại, giá cao lại dễ bán. Nhà tôi có 1,5 ha sắn, đầu vụ thu hoạch được 3 tấn sắn tươi, lúc đó thương lái đến thu mua tại vườn với giá 16.000 đ/kg, sắn tươi tôi không bán. Mang về thái phơi khô, nay bán được 39.000 đ. Trừ hết chi phí, chắc năm nay cũng thu được khoảng 23 -24 triệu đồng”.

Anh Phương- thương lái thu mua sắn khô tại xã Ea Ven, huyện Buôn Đôn cho biết: “Năm nay giá sắn tăng cao, hơn nữa thị trường tiêu thụ lại mạnh nên việc mua bán sắn cũng dễ dàng hơn.

Hiện toàn tỉnh có 4 nhà máy sản xuất tinh bột sắn đang hoạt động với tổng công suất là 86 ngàn tấn/năm, năm nay chắc không đến nỗi lo về nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba Giống lúa JO2 cho hiệu quả kinh tế cao ở Thanh Ba

J02 là giống lúa thuần có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, đã được đưa vào trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh khoảng 5- 6 năm nay.

05/06/2015
Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng Nâng đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân ở miền núi được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24.9.2010 của Chính phủ đã bảo vệ hiệu quả diện tích rừng được giao. Sở NN&PTNT đã xây dựng phương án nâng mức chi trả DVMTR cho những khu vực có mức giá thấp.

05/06/2015
Một ngày ra biển của ngư dân Một ngày ra biển của ngư dân

Dù ngư trường đánh bắt rộng lớn với nhiều loại thủy hải sản phong phú, đa dạng, nhưng từ đầu tháng 2 cho đến cuối tháng 6 (âm lịch), ngư dân thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) lại chọn đánh bắt tôm hùm, mực nang... Chính hai loại đặc sản này đã mang lại thu nhập cao cho ngư dân sau mỗi chuyến ra khơi...

05/06/2015
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ môi trường bền vững

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và có sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

05/06/2015
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

05/06/2015