Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Cá nhụ đối tượng nuôi triển vọng cho vùng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu

Cá nhụ đối tượng nuôi triển vọng cho vùng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu
Ngày đăng: 17/09/2015

Nhưng nghề nuôi cá biển còn gặp khó khăn do phụ thuộc vào con giống tự nhiên, cùng với sự phát triển thiếu qui hoạch, kỹ thuật nuôi chưa được chuyển giao cho nông dân, thị trường tiêu thụ chưa ổn định nên nghề nuôi cá biển ở nước ta chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.

Nước ta lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Việc nước mặn có khả năng xâm nhập sâu vào nội địa là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Vì vậy, việc đưa một số loài cá biển như cá nhụ có giá trị kinh tế, có khả năng thích nghi biên độ muối rộng, có thể sống trong vùng nước ngọt, lợ và mặn là rất cần thiết.

Cá nhụ (Eleutheronema tetradactylum)  

Cá nhụ (Eleutheronema tetradactylum) còn được gọi là cá chét là loài cá biển có giá trị kinh tế. Cá nhụ được nuôi phổ biến các nước như Thái Lan (chiếm 52% sản lượng), Indonesia (14%), Burundi (13%) và các nước còn lại như Cambodia, Bangladesh, Lào và Malaysia (theo thống kê của FAO năm 2009).

Tổng sản lượng cá nhụ nuôi (nuôi chủ yếu trong nước ngọt) trong năm 2009 vào khoảng hơn 109,7 nghìn tấn với giá trị khoảng 110,6 triệu USD. Thái Lan là nước dẫn đầu về sản lượng nuôi của loài cá này.

Nuôi thương phẩm trong ao và lồng bè được triển khai nuôi thành công tại Singapore. Giá bán trên thị trường vào khoảng 190.000 - 240.000 đ/kg. Tại Malaysia giá cá thương phẩm vào khoảng 154.000 đ/kg. Tại Việt Nam giá bán tại chợ khoảng 60.000 đ/kg.

Cá nhụ được nuôi trong ao đất và lồng bè (giống như hệ thống nuôi cá chẽm) nhưng mật độ cao hơn vào khoảng 3-4 con/m2 (cở cá: 5-7,5 cm). Là loài cá ăn động vật nên chúng có thể ăn thịt lẫn nhau và rất nhạy cảm với nồng độ oxygen thấp.

Khi nuôi trong điều kiện môi trường tối ưu, tỉ lệ sống khá cao 80-90% khi đạt kích thước thu hoạch, với thức ăn công nghiệp của cá chẽm (30% protein) và hệ số FCR trên 2. Cá này có thể phát triển đạt 300-400g trong 10 tháng.

Cá nhụ Thái bình dương (Polydactylus sexfilis) được nuôi thương phẩm phổ biến trong các hệ thống nuôi như trong ao đất, nuôi thâm canh trong bể tròn, hệ thống raceway và nuôi trong lồng bè.

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao 50% và lipid 12%, hệ số FCR 0,59-0,68.

Tỉ lệ sống đạt trên 95%. Khi nuôi loài cá này cần duy trì hàm lượng oxy hòa tan trên 5 ppm.

 Tags: ca, ca nhu, nuoi ca nhu, nuoi trong thuy san, thuy san, mo hinh nuoi ca


Có thể bạn quan tâm

Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng Một số điều thú vị về tập tính sinh sản của cá rô đồng

Cứ mỗi mùa mưa đến các trẻ em vùng nông thôn lại háo hức chờ cơn mưa đầu mùa để cùng nhau đi “lượm” cá rô đồng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao cá lại leo lên bờ để cho chúng ta “lượm” nhỉ? mà tại sao chỉ là cá rô đồng mà không phải là cá diêu hồng, cá lóc hoặc cá rô phi?

10/07/2015
Sản xuất cá rô phi cỡ lớn Sản xuất cá rô phi cỡ lớn

Ngành cá rô phi của Philippin đã tạo ra cỡ cá rô phi có kích thước lớn gấp đôi (600 - 800 gram so với 350 gram như trước đây) thông qua kỹ thuật trong nước và các phương pháp nuôi đặc biệt. Cục nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản Philippin (BFAR) cho biết, cá rô phi cỡ lớn có thể đáp ứng được mong muốn của thị trường đối với dạng philê to hơn ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

10/07/2015
Giống tôm thẻ chân trắng chất lượng Giống tôm thẻ chân trắng chất lượng

Nuôi trồng thủy sản hiện nay gặp rất nhiều rủi ro, khó khăn chồng chất, ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn, bền vững và hiệu quả kinh tế chung của mô hình. Điều kiện ao hồ, chất lượng môi trường, nguồn nước, thời tiết, khí hậu, mùa vụ thả nuôi, thức ăn, kỹ thuật áp dụng…

10/07/2015
Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk Nuôi cá lăng đuôi đỏ Sêrêpốk

Cá lăng nha đuôi đỏ là đặc sản nổi tiếng của dòng sông Sêrêpốk giờ đây đã "vượt" sông, về làm giàu cho người nông dân xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

10/07/2015
Kỳ lạ đời sống loài lươn Kỳ lạ đời sống loài lươn

Lươn là loài lưỡng tính mà lưỡng tính của loài Lươn cũng lạ vì nó phụ thuộc vào độ dài ngắn. Ngộ nhỉ ?!? Khi độ dài đạt đến 25-30cm tùy theo vùng thì các nàng và ả Lươn biến thành đực tất không phân biệt tuổi tác hay số lần hôn phối cũng như bao lần sinh nở và cũng không cần sự can thiệp của y học !

10/07/2015