Cà Mau Khuyến Cáo Người Dân Không Nên Ồ Ạt Nuôi Cá Sấu
Trước tình trạng hàng trăm hộ dân ở Cà Mau triển khai kế hoạch nuôi cá sấu với hy vọng đây sẽ là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt nuôi cá sấu, vì đây là vật nuôi không an toàn và đang trong tình trạng không có thị trường tiêu thụ.
Cũng theo ông Sử, nuôi cá sấu hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và bất cập do sản phẩm không có đầu ra, chỉ bán cá thương phẩm cho nhà hàng với giá 120.000 đồng/kg, thỉnh thoảng mới có thương lái tới mua để xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng họ chỉ mua cá có trọng lượng trung bình 10 kg/con (khoảng 1 năm tuổi), cá lớn hơn hoặc nhỏ hơn họ không mua. Nuôi cá sấu chi phí đầu tư (con giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại) rất cao, từ chi phí con giống tới chi phí thức ăn, nếu giá bán dưới mức 150.000 đồng/kg người nuôi không có lãi. Bên cạnh đó, các mô hình nuôi cá sấu phần lớn là tự phát nên chuồng trại không an toàn. Thực tế đã có nhiều vụ cá sấu xổng chuồng, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Vào năm 2000 số lượng cá sấu nuôi ở Cà Mau đã lên tới hàng chục nghìn con, nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên đàn cá sấu đã giảm 1/3. Ước tính toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 4.000 - 5.000 con cá sấu có trọng lượng từ 30 kg/con trở lên chưa bán được.
Có thể bạn quan tâm
Huyện Cam Lộ được ví là “thủ phủ bắp” của tỉnh Quảng Trị, với diện tích vụ ĐX 2011-2012 lên đến hàng ngàn ha. Nhưng bà con nông dân ở nhiều xã đang dở khóc, dở cười vì đã đến mùa thu hoạch nhưng giá bắp lại rẻ bèo và bán không ai mua.
Thời điểm này đang vào chính vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng rất nhiều bà con nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) không mặn mà ra đồng thu hoạch vì lúa cháy khô, teo tóp thiệt hại sau đợt nắng nóng kéo dài.
Lâm Đồng là một trong những tỉnh được đánh giá có nghề trồng nấm phát triển mạnh.
Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết giữ ổn định 3,8 triệu ha đất lúa đến năm 2020, có ý kiến lo ngại khó thực hiện được chủ trương này, nhưng thực tế hiện nay tốc độ chuyển đổi đã chậm lại; thậm chí có địa phương xin chuyển đổi mục đích sử dụng, quay lại trồng lúa !
Đưa về những giống lúa mới, giúp nông dân ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt, thực hiện tốt việc liên doanh liên kết, giải quyết đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân - đó là những gì mà từ nhiều năm nay, Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Liên Thôn, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai đã làm được.