Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Cá cơm bao tử Nhật 1 triệu/kg giải ngấy sau Tết

Cá cơm bao tử Nhật 1 triệu/kg giải ngấy sau Tết
Tác giả: Lưu Minh
Ngày đăng: 23/02/2016

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Dương ở ngõ 188 Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, sau hai ngày đặt mua, cửa hàng vừa gửi đến cho chị 1,5kg cá cơm bao tử loại được sấy khô tới 70% với giá 950.000 đồng/kg để gia đình ăn đổi món giải ngấy.

Chị Dương cho biết, cách đây hơn một năm, chị và gia đình có đến đảo Enoshima (Nhật Bản) du lịch. Tại đây, họ được thưởng thức món cá cơm bao tử tươi - đặc sản nổi tiếng của đảo, tại một nhà hàng. Họ chế biến thành những món cực kỳ đơn giản như nướng, chiên, nhưng món ăn có mùi vị rất đặc biệt, lạ, không giống như cá cơm của Việt Nam. Ăn cá cơm bao tử một lần ở đây sẽ nhớ mãi.

"Từ lần đó, thỉnh thoảng tôi lại tìm nguồn để đặt mua cá cơm bao tử, nhưng hầu như chỉ đặt được loại cá cơm bao tử đã sấy khô. Còn loại cá cơm bao tử tươi do bảo quản khó, lại cực kỳ hiếm nên tôi chỉ nhờ được người xách về hộ từ Nhật Bản về được vài lần trong một năm với mức giá lên đến gần 2 triệu đồng/kg khi có dịp", chị Dương nói.

Sau Tết, các thành viên trong gia đình chị đều ngán thịt nên chị đặt mua cá cơm để làm mấy món như: súp, nướng, chiên đổi món cho cả gia đình.

"Bữa tối qua làm món cá bống chiên với trứng mà cả nhà đánh bay luôn, tôi phải đi chiên thêm đĩa nữa cho đủ ăn. Thế mà nãy con gái lại gọi điện kêu tối về làm tiếp món cá cơm chiên để ăn", chị Dương nói.

Chị Trần Việt Hà ở làng quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng là fan ruột của món cá cơm bao tử này. Chị bảo, ở Nhật Bản, món cá này còn được ví như tôm hùm vì cá ăn rất lạ miệng, ngon không chê vào đâu được. Song, món cá này giá hơi đắt nên cả nhà phải ăn dè.

"Mấy ngày sau Tết này tôi hay đặt mua các loại cá, đặc biệt là món cá cơm bao tử, về ăn mới đưa cơm. Mua thịt thà thì nấu xong lại đổ đi bởi cả nhà chỉ ngồi nhìn chứ chẳng ai đụng đũa. Nhưng, nói thật là ăn món cá cơm bao tử ngon nhưng hơi đắt", chị Hà chia sẻ.

Trên thị trường, cá cơm bao tử hiện chủ yếu là các loại cá cơm được sấy khô, với hai loại phổ biến là cá sấy khô 70% và loại sấy khô hoàn toàn, với mức giá từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg tuỳ loại. Còn loại cá cơm bao tử tươi chỉ mua được qua đường xách tay, với số lượng cực kỳ hạn chế bởi loại cá này chỉ có theo mùa, lại rất khó bảo quản và vận chuyển.

Trao đổi với PV, anh Lê Huy Đông, chủ một cửa hàng chuyên về các loại thực phẩm nhập khẩu trên đường Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội) thừa nhận, dịp sau Tết này cá cơm bao tử cực kỳ hút khách. Có những ngày tại cửa hàng anh bán được tới 70-80kg cá cơm bao tử. Con số này tăng gấp cả chục lần những ngày trước đó.

Theo anh Đông, cá cơm bao tử ở Nhật Bản có tên gọi Shirasu và được coi là đặc sản nổi tiếng chỉ vùng Enoshima mới có. Dân trong vùng và du khách xếp loại cá cơm bao tử ngang hàng với tôm hùm vùng Maine và cua Dungeness vùng West Coast.

Anh cũng cho biết, đây là loại cá nhỏ, thân mỏng manh và trong suốt. Đặc biệt, loại cá này mới chỉ được 1 tháng tuổi nên thịt của chúng rất mềm, ngọt, giàu protein và canxi.

"Ngoại trừ giới nhà giàu sẵn tiền có thể mua về ăn đều đều, còn lại mọi người thường chỉ mua về nấu cháo cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, vào mùa đánh bắt chính, không ít người vẫn gọi điện đặt hàng loại cá cơm bao tử tươi về ăn thường xuyên", anh Đông chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt tàu đánh bắt cá ngừ đại dương mắc cạn Hàng loạt tàu đánh bắt cá ngừ đại dương mắc cạn

Mùa đánh bắt cá ngừ đại dương đang vào chính vụ, thế nhưng trong những ngày qua, tàu cá của ngư dân Phú Yên chẳng thể mở cửa biển vươn khơi vì cửa biển Đà Diễn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) bị bồi lấp nghiêm trọng.

22/02/2016
Cẩn trọng trước vụ tôm mới Cẩn trọng trước vụ tôm mới

Mọi năm thời điểm này người nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa rầm rộ cải tạo ao đìa chuẩn bị thả nuôi vụ tôm mới, nhưng năm nay lại dè chừng...

22/02/2016
Trúng lộc biển trên cánh đồng Hoàng Sa Trúng lộc biển trên cánh đồng Hoàng Sa

Những ngày đầu năm mới, tại cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), hàng trăm tàu thuyền của ngư dân miền Trung nhộn nhịp ra vào để bán hải sản sau chuyến biển ngắn ngày đầu năm và tiếp nguyên nhiên liệu chuẩn bị cho chuyến biển mới.

23/02/2016