Ca cao Việt Nam phát triển đúng hướng

Đó là nhận định của tiến sĩ Phan Huy Thông-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và phương hướng năm 2016 do Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam tổ chức.
Ca cao Việt Nam được các chuyên gia trong hội nghị khẳng định có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đây là tiền đề để tạo nên thương hiệu và phẩm giá cho sản phẩm.
Thêm vào đó, nhờ áp dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch nên ca cao Việt Nam đạt được phần lớn các chứng nhận phát triển bền vững, sinh thái, hữu cơ.
Vì vậy, dù đi chậm nhưng ca cao Việt Nam có một năm đầy khởi sắc.
Việt Nam hiện có 15 tỉnh thành trồng cây ca cao với sản lượng gần 7.000 tấn năm 2015, giá 70-75 ngàn đồng/kg hạt khô lên men và liên tục tăng từ năm 2005 đến nay.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

Đầu thập niên 2000, lần thứ 3 cây ca cao lại được trồng trở lại ở các tỉnh phía Nam với sự vào cuộc của các tổ chức nước ngoài, đầu tiên là ACDI/VOCA với dự án Success Alliance (Mỹ), sau đó là Helvetas (Thụy Sĩ). IDH… cùng các công ty nước ngoài Cargill, Mars, Puratos Grand Place... Ca cao là một trong số ít cây trồng ưu tiên trong hợp tác công tư (PPP) với dự án phát triển ca cao bền vững do Chính phủ Hà Lan tài trợ cùng với sự vào cuộc của Rabobank, Tổ chức IDH và Tập đoàn Mars, Cargill (Mỹ).