Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát

Bưởi Phúc Trạch Đang Hồi Sinh Sau Nhiều Năm Thất Bát
Ngày đăng: 08/08/2014

Bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh nổi tiếng trong cả nước bởi vị ngon, thơm đặc trưng, thế nhưng nhiều năm qua, cây bưởi Phúc Trạch lâm vào tình trạng ra hoa không đậu quả. Năm nay, khi giải pháp kỹ thuật được áp dụng đã mang lại hiệu quả.

Mùa bưởi năm nay, vườn bưởi hơn 400 gốc của ông Nguyễn Văn Cường, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 120 cây cho quả, số còn lại mới trồng 1-3 năm.

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Năm nay, những vườn bưởi sai quả trải đều trên địa bàn các xã vùng bưởi Phúc Trạch như Hương Đô, Phúc Trạch, Hương Trạch, Gia Phố, Lộc Yên… đặc biệt, Hương Trạch được xem là xã điểm khi 100% hộ dân thực hiện biện pháp thụ phấn bổ sung và cho hiệu quả ngoài mong đợi.

Từ sau năm 1997, bưởi Phúc Trạch bắt đầu mất mùa. Người dân không còn mặn mà với bưởi, thậm chí, nhiều người đã nghĩ đến việc “khai tử” cho một thương hiệu quý. Sau nhiều năm nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, giờ đây bưởi Phúc Trạch đã hồi sinh trở lại. Người nông dân có thêm thu nhập, tỉnh Hà Tĩnh phát huy được giá trị của một cây trồng đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng.


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng giống lúa SV 181 Triển vọng giống lúa SV 181

Với mục tiêu lựa chọn giống lúa thuần mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai trên địa bàn tỉnh, đồng thời có khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu nhằm bổ sung vào cơ cấu bộ giống lúa chủ lực của tỉnh, vụ đông xuân 2014 -2015 Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình tổ chức khảo nghiệm giống lúa SV 181 (Sao Việt 181) tại HTX Trung Đơn (xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Mô hình được thực hiện tập trung với quy mô 1 ha trên chất đất thịt nhẹ với 5 hộ tham gia.

29/05/2015
Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản Thời tiết đang gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản

Ở những tháng đầu năm nay, tình hình sản xuất tôm giống trong tỉnh Bình Thuận ước đạt khoảng 5 tỷ con, giảm 15% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do thời tiết lạnh kéo dài, người nuôi hạn chế thả giống. Nhu cầu mua tôm giống ở các tỉnh miền Tây và miền Trung không cao nên các cơ sở giảm sản xuất.

29/05/2015
An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

29/05/2015
Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

29/05/2015
Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

29/05/2015