Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bột côn trùng nguồn chất béo, protein mới lạ cho tôm nuôi

Bột côn trùng nguồn chất béo, protein mới lạ cho tôm nuôi
Tác giả: Florentino Torres
Ngày đăng: 06/04/2016

"Rác vào, rác ra" bản in có từ lâu đời trong thế giới máy tính chỉ đúng trong công thức cho ăn: Các thành phần nghèo chất lượng không thể trở thành nguyên liệu có chất lượng tốt, cho dù người ta có cố gắng làm như thế nào đi chăng nữa.

Protein chất lượng rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của bất kỳ loài thủy sản ăn tạp hoặc ăn thịt. Bột côn trùng dường như cần đáp ứng nhu cầu này để việc sản xuất trên quy mô lớn được bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc đưa côn trùng vào nguồn cung cấp protein toàn cầu sẽ phụ thuộc vào việc thu thập và sử dụng vừa phải dòng thải phụ có chất lượng cao mà hiện tại không được sử dụng cho sản xuất chăn nuôi.

Protein, hàm lượng axit amin

Tiềm năng to lớn của các loài côn trùng như nguồn protein thay thế đã được chứng minh khi so sánh hàm lượng protein của chúng với các nguồn protein thực vật như đậu nành hoặc sản phẩm phụ của động vật như thịt và bột xương. Thật vậy, côn trùng được ví như "protein cô đặc" với hàm lượng protein khác nhau, từ 30 phần trăm trong sâu gỗ đến 82 phần trăm trong một số loài ong bắp cày. Khả năng tiêu hóa của chúng từ 33 phần trăm đến 96 phần trăm trong một số sâu bướm và bướm ấu trùng.

Tương tự như vậy, các thành phần acid amin trong bột côn trùng khác nhau chủ yếu giữa các loài. Giá trị axit amin cao đối với phenylalanine và tyrosine đã được tìm thấy ở một vài loài, và một số côn trùng rất giàu tryptophan, lysine, threonine. Tuy nhiên, theo dữ liệu phân tích cho thấy, đối với côn trùng, tổng số axit amin có lưu huỳnh định ra giới hạn đầu tiên, và khi bột côn trùng được đưa vào chế độ ăn cho thủy sản như nguồn protein chính thì tổng số axit amin chứa lưu huỳnh được hiển thị là axit amin giới hạn đầu tiên.

Lipid, hàm lượng carbohydrate

Ngoài protein, thành phần chính khác trong thành phần dinh dưỡng của côn trùng là chất béo. Phần lớn các phân tích axit béo ở côn trùng chỉ ra rằng hầu hết các nét đặc trưng trùng cấp là khá giống nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống là nhân tố đáng kể đối với polyunsaturation có trong các axit béo ở côn trùng.

Hàm lượng lipid ở côn trùng - có thể đạt 50 phần trăm chất khô- thường được bão hoà, giống như dầu hoặc dầu hướng dương. Triglycerides đại diện cho lượng năng lượng chuyển hóa lớn nhất ở các loài côn trùng. Tương tự như tôm, côn trùng không thể tổng hợp cholesterol de novo.

Điều quan trọng cần phải lưu ý là sự mất cân bằng sterol, đặc biệt là cholesterol, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng, tần suất lột xác và sống sót của tôm nuôi. Căn cứ vào trọng lượng tươi, hàm lượng cholesterol được công bố ở côn trùng khoảng từ 105 mg / 100 g đối với dế nhà xuống mức thấp 56 mg / 100 g đối với bọ cánh cứng.

Côn trùng cũng có nồng độ cấu trúc carbohydrate thấp: 3-4 phần trăm trong giai đoạn chưa trưởng thành và 15 phần trăm lúc trưởng thành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ấu trùng được nuôi bằng thức ăn có protein thấp: tỷ lệ carbohydrat đạt được ít, tăng trưởng chậm hơn và lượng protein lưu trữ được ít hơn đáng kể so với các con cho ăn với chế độ ăn cân bằng hoặc giàu protein.

Bột côn trùng trong thức ăn thủy sản

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhộng ruồi lính đen dường như là một thành phần thích hợp để thay thế bột cá và dầu cá trong chế độ ăn của cá hồi vân. Ngoài ra, hàm lượng ruồi không làm thay đổi hương vị của cá hồi.

Trong một thử nghiệm cho ăn 12 tuần gần đây đối với cá hồi vân và sử dụng "bột sâu gạo", một thành phần được sản xuất bằng cách nghiền ấu trùng của bọ cánh cứng nhiệt đới, sâu gạo, đạt được hiệu suất tốt với mức độ bột sâu lên đến khoảng 15 phần trăm. Dữ liệu từ một nghiên cứu với cá da trơn châu Phi được cho ăn châu chấu cho thấy rằng bột côn trùng có thể thay thế bột cá đến 25 phần trăm mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sử dụng dinh dưỡng.

Trong những năm 1970, các nghiên cứu chỉ ra rằng khi tôm được coi là động vật chân đốt thì ấu trùng được lựa chọn qua các nhộng côn trùng được ưa chuộng hơn con trưởng thành. Kết quả từ cuộc thử nghiệm nuôi các loài tôm để đánh giá giá trị dinh dưỡng của côn trùng hoặc bột côn trùng như một sự thay thế cho bột cá còn hạn chế.

Chuỗi peptit côn trùng được sản xuất bằng quá trình thủy phân ấu trùng ruồi nhà và làm thức ăn cho tôm trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể toàn diện, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống cao. Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện để đánh giá sự thay thế một phần và toàn bộ thức ăn theo công thức ở côn trùng sống (loài Tricho-corixa), trong quá trình nuôi thâm canh L. vannamei., tôm chỉ ăn côn trùng có sự tăng trưởng kém, nhưng không có sự tác động nào trên màu sắc, mùi và hương vị của cơ tôm.

Triển vọng

Việc thực hiện cho các loài thủy sản ăn côn trùng có thể dễ dàng thích nghi trong ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản với một loạt các hệ thống canh tác và hồ chứa nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Sự an toàn và khả năng sinh sản cũng như sống sót của côn trùng trên các chất thải hữu cơ cần phải được xem xét, nhưng để có tính khả thi về mặt kinh tế, tổng chi phí nuôi dưỡng và chi phí cho cá, tôm ăn côn trùng cần phải thấp hơn so với chi phí cho ăn bằng nguồn protein thông thường như bột cá, động vật hoặc các sản phẩm đậu nành.

Nguồn: Advocate, 18/09/2015

Biên dịch: NGỌC THƠ

Biên soạn: 2LUA.VN


Có thể bạn quan tâm

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối) Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối)

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn - Phần 2 (Phần cuối)

05/04/2016
Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt - Lý thuyết đến thực tiễn Bí quyết nuôi thành công tôm nước mặn trong ao nước ngọt - Lý thuyết đến thực tiễn

Tôm không đồng đều kích cở hay tình trạng tôm chết kéo dài trong suốt quá trình nuôi. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?

05/04/2016