Bột cá - Bổ sung tốt hơn thay thế
Ngành dinh dưỡng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các thành phần bền vững và đã tìm ra nhiều chất có thể làm giảm tỷ lệ bột cá trong thức ăn chăn nuôi. Nhưng đến nay chưa một chất nào có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá, dầu cá.
Bột cá mang lại rất nhiều lợi ích cho thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là thức ăn của các loài thủy sản. Không chỉ bởi thành phần này giàu chất dinh dưỡng thiết yếu (ví dụ axit amin, axit béo thiết yếu, phốt pho…) mà còn đạt tỷ lệ chất dinh dưỡng cân bằng gần ngưỡng lý tưởng. Bột cá cũng có tác dụng kích thích tính thèm ăn cực kỳ hiệu quả cho thức ăn. Trong khi một số thành phần khác có thể giàu dinh dưỡng, nhưng không thể mang lại sự cân bằng lý tưởng như bột cá và hầu hết không đạt được công dụng kích thích tính thèm ăn hiệu quả như bột cá. Đó là lý do thay thế bột cá trở thành một thách thức lớn đối với ngành dinh dưỡng.
Gần đây, nhiều thành phần thức ăn tiềm năng xuất hiện, hứa hẹn có thay thế hoàn toàn, hoặc một phần bột cá, dầu cá trong khẩu phần ăn của các loài thủy sản. Phải kể đến những thành phần nổi trội nhất là dầu tảo chứa DHA và EPA, giúp đáp ứng toàn bộ nhu cầu của động vật về các HUFAs. Nhưng vấn đề của những loại dầu tảo này chính là sự lại thiếu hụt EPA (axit eicosapentaenoic). EPA không có vai trò rõ ràng trong chức năng của hệ thống miễn dịch ở một số động vật (bao gồm cả con người).
Thành phần thức ăn ngày nay rất đa dạng. Nhưng thực tế, các thành phần thay thế bột cá như đạm thực vật, hay đậu tương sẽ khiến vật nuôi suy giảm tăng trưởng một phần. Điều này đặt ra câu hỏi có thực sự cần phải thay thế các thành phần biển như bột cá? Với điều kiện là các thành phần thức ăn mà chúng ta đang sử dụng đều có nguồn gốc bền vững, thì dù đó là bột cá, dầu cá hay phụ phẩm, thậm chí là thành phần không có nguồn gốc từ đạm động vật biển cũng sẽ không ảnh hưởng đến trật tự vốn có của chuỗi thực phẩm – thức ăn. Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến một tỷ lệ gia tăng đáng kể của các thành phần biển từ phụ phẩm. Nhiều dự báo chỉ ra rằng, ngành này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và vượt khối lượng của nhiều thành phần thay thế khác.
Một vấn đề quan trọng nữa đó là vai trò bền vững của các thành phần khác nhau. Hiện nay, chỉ 51% các thành phần biển được sản xuất trên toàn thế giới đã được chứng nhận tiêu chuẩn bền vững Marin Trust. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 75% vào năm 2015. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ này, vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước. Hiện, khối lượng dầu cá và bột cá được sản xuất toàn cầu vẫn duy trì ổn định ở mức gần 6 triệu tấn suốt 10 năm nay. Do đó, hãy đặt ra câu hỏi, nhu cầu để chúng ta phải thay thế bột cá là gì? Không phủ nhận tiềm năng của nhiều thành phần thức ăn mới, nhưng nên coi chúng là các thành phần bổ sung và tồn tại song song cùng với bột cá và dầu cá cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi trong tương lai.
Tỷ lệ sử dụng bột cá (FIFO) luôn là một thước đo không mang tính chất ràng buộc hay cố định. Bởi vậy, nỗ lực đòi giảm FIFO xuống thấp hơn nữa để đảm bảo bền vững là hành động không có ý nghĩa. Tuy nhiên, sử dụng các hệ phương pháp đánh giá vòng đời của vật nuôi thậm chí sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc chỉ đánh giá tỷ lệ FIFO. Thế giới vẫn đang tiếp tục duy trì ổn định mức độ sản xuất bột cá, dầu cá suốt hơn thập kỷ qua và tập trung vào điều chỉnh hoạt động khai thác toàn cầu; đồng thời chú trọng đến những nguồn cung có trách nhiệm.
Tổ chức bột cá, dầu cá thế giới IFFO đang quan tâm nhiều hơn đên Đông Nam Á. Các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Indonesia có thể hưởng lợi thực sự từ việc tham gia vào cộng đồng toàn cầu của IFFO. Cụ thể hơn đó là làm việc với các ban, ngành quản lý tại các quốc gia này để giúp họ sử dụng tốt hơn nguồn khai thác và phụ phẩm để mang lại lợi ích lâu dài.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh rận cá (Fish Lice) là một bệnh phổ biến trên cá Koi do ký sinh trùng gây ra. Bệnh này dễ phòng, trị và khả năng phục hồi cao.
Nhiệt độ môi trường nước ao thay đổi theo khí hậu mỗi mùa và tùy từng vùng lãnh thổ. Vì vậy, cần quản lý tốt nhiệt độ để tôm sinh trưởng và phát triển tốt
Nghề nuôi cá nước lạnh đang mang lại hiệu quả kinh tế cao; cá hồi cùng với cá tầm trở thành đối tượng được phát triển nuôi tại nhiều địa phương có lợi thế