Bón phân Văn Điển cho vùng trồng rau an toàn
Tại các vùng chuyên canh rau, có một thực tế là nếu so với cây lúa thì rau và hoa có giá trị thu nhập rất cao. Thế nhưng, do sự đầu tư về phân bón và thuốc BVTV lớn nên đất ngày càng chua, các chất độc hại tích tụ ngày càng nhiều ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Do vậy nông dân nhiều vùng chuyên canh rau đã lựa chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển để bón cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và cải tạo đất.
Đất thích hợp cho các loại rau trồng cạn là đất cát pha, thịt nhẹ và hầu hết đều ưa đất mang tính kiềm. Do vậy bà con nên hạn chế bón phân đơn, tăng cường bón phân đa yếu tố NPK, đặc biệt là phân NPK được sản xuất từ lân nung chảy (là loại phân đa chất, phân khoáng thiên nhiên (không phải phân hoá học), cân đối dinh dưỡng cho cây, giảm thiểu lượng nitrat, kim loại nặng, thân thiện với môi trường, có tác dụng cải tạo đất làm cho đất tươi xốp, không làm đất chai cứng như các loại phân hóa học khác. Đặc biệt, lân Văn Điển là loại phân “nhả chậm” rất thích hợp để chăm sóc cây trồng, đặc biệt thích hợp với các vườn ươm, gieo hạt, không làm cho rau và hoa bị sốc dinh dưỡng.
Khuyến cáo kỹ thuật
- Phân lân nung chảy Văn Điển: Liều lượng bón phụ thuộc vào nhu cầu của từng loại cây, từng loại đất trồng, các cây rau màu có mức bón bình quân 400-600kg/ha (15-25 kg/sào Bắc Bộ). Cách bón: Tốt nhất là bón lót sâu cùng với phân hữu cơ rồi vùi phân, sau đó mới trồng cây con hay tra hạt giống. Các thời kỳ bón thúc dùng phân đạm + phân kali theo liều lượng của từng loại cây.
- Phân đa yếu tố NPK Văn Điển: Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất trên 60 loại phân đa yếu tố NPK chuyên dùng. Có loại có thể dùng chung cho nhiều loại rau màu; có loại chuyên dùng cho từng cây. Xin giới thiệu một số chủng loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển như sau:
1. Dùng bón lót chung cho các loại cây: Phân đa yếu tố NPK 5.10.3.1 (N=5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu...). Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%. Mức bón 20-30 kg/sào.
2. Bón thúc cho rau ăn lá: Phân đa yếu tố NPK 10.10.5.1 (N = 10%, P2O5 = 10%, K2O = 5%, MgO = 8%, CaO = 16%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng như Co, Mo, Zn, Cu... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 65%. Lượng dùng: 15-20 kg/sào Bắc Bộ.
3. Bón thúc khoai tây: Phân đa yếu tố NPK 22.5.11, tổng dinh dưỡng trên 62% gồm N = 22%, P2O5 = 5%. K2O = 11%, CaO = 9%, MgO = 5%, SiO2 = 8%, S – 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn. Lượng bón từ 16 – 20kg/sào chia làm 2 đợt.
Lưu ý: Tất cả những cây rau màu đã được bón đầy đủ phân lân Văn Điển hoặc phân đa yếu tố NPK Văn Điển không phải bón thêm phân trung lượng, vi lượng vì trong lân Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Theo Bộ NNPTNT, đến hết năm 2015, cả nước có 16,8% số xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (NTM), thấp hơn kế hoạch đề ra. Do đó, trong năm 2016 Bộ NNPTNT đề ra mục tiêu sẽ có ít nhất 25% số xã NTM.
Hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được nhiều mô hình thí điểm khẳng định, trong đó có mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (leo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn.
Để có cái nhìn toàn diện khách quan về chương trình phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Dân Việt đã trao đổi với lãnh đạo Bộ NNPTNT, cũng như các chuyên gia để “giải mã” cho thất bại của chương trình này.