Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây vải, nhãn

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây vải, nhãn
Tác giả: PGS-TS Nguyễn Như Hà (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Ngày đăng: 21/06/2016

Bón lót

Vải, nhãn là các cây ăn quả lâu năm cùng một họ (Sapindaceae), có đặc điểm sinh trưởng chia thành 2 thời kỳ chính: Kiến thiết cơ bản, kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cây phát triển mạnh đường kính thân, cành khung, lá để tạo tán cây, thường kéo dài từ khi trồng đến khi cây bắt đầu cho quả (khoảng 3 tuổi).

Thời kỳ cây cho thu hoạch quả là thời kỳ kinh doanh gồm 2 giai đoạn: Năng suất chưa ổn định và năng suất ổn định. Giai đoạn năng suất chưa ổn định do cây vừa cho năng suất quả tăng hàng năm, vừa phát triển thêm thân, cành, lá, tán cây; thời kỳ này có thể kéo dài từ năm thứ 3 đến năm thứ 12 sau trồng, nhưng có thể rút ngắn nếu tăng lượng phân bón hàng năm cho cây. Khi vải, nhãn cho năng suất quả ổn định và ngừng phát triển thêm thân, cành, tán cây, chúng bước vào giai đoạn kinh doanh có năng suất ổn định.

Ở thời kỳ kinh doanh 1 năm cây vải cho 2-3 đợt lộc vào các tháng 2- 6-7 và 9-10, trong đó đợt lộc vào tháng 6-7 tạo ra các cành thu quyết định việc ra hoa và quả vào năm sau. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải, nhãn cũng thay đổi theo đặc điểm sinh trưởng trong năm của cây.

Trong bón phân cho cây trồng, đầu tiên cần xác định được lượng bón nguyên chất (kg/ha) của các chất dinh dưỡng chính (N, P, K) dựa trên nhu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất trồng cụ thể. Sau đó điều chỉnh theo các yếu tố ảnh hưởng khác và chọn loại phân thích hợp. Việc chọn đúng loại phân phù hợp với cây và đất trồng có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Liên quan đến vấn đề này, các loại và dạng phân của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao có ưu điểm: Không chỉ có lân (P), các yếu tố đa lượng mà còn chứa cả lưu huỳnh (S) - yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng với cây trồng nên có ưu thế hơn hẳn so với các phân bón khác trong cung cấp dinh dưỡng cho các cây trồng cạn như vải, nhãn. Trong trồng vải thường bón phân hữu cơ để ổn định hàm lượng mùn và độ phì nhiêu đất.

Việc làm đất, bón lót cho vải, tốt nhất là trước khi trồng 1 tháng. Sau khi bón phân và trồng cần tưới nước cho cây. Thường bón phân vào hố trước khi trồng cho mỗi cây. Lượng phân bón cho mỗi cây: 30 – 40kg phân hữu cơ, 1 - 1,5kg NPK-S.

Bón phân hàng năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thường sử dụng phân hữu cơ và 3 loại phân chính để bón hàng năm cho cây. Lượng phân bón cho mỗi cây trong 1 năm thường như sau: Phân hữu cơ 20-30kg/cây; 0,2kg N; 0,1kg P2O5; 0,1kg K2O. Tổng lượng phân bón trong 1 năm thường được chia làm 3 đợt, nếu đất không đủ ẩm, sau mỗi đợt bón nên kết hợp tưới nước hay hoà phân vào nước để tưới cho cây.

Bón phân hàng năm thời kỳ kinh doanh

Xác định lượng phân bón ở thời kỳ này cần căn cứ vào đường kính tán cây, năng suất quả, đất đai. Lượng phân hữu cơ bón cho mỗi cây nên 30-50kg cho 1 chu kỳ bón 2 - 3 năm. Tổng lượng phân khoáng bón tăng từ năm thứ 4 -12 đối với mỗi yêu tố dinh dưỡng. Trong đó phân đạm từ 0,2 - 1,0kg N/cây/năm; phân lân từ 0,1 - 0,3kg P2O5/cây/năm; phân kali từ 0,3 - 1,4kg K2O/cây/năm. Từ năm 12 sau trồng, cây có năng suất ổn định thường bón cho mỗi cây:1,0kg N; 0,3kg P2O5; 1,4kg K2O. Tỷ lệ N: P2O5: K2O bón cho vải ở thời kỳ kinh doanh của cây vải tương ứng 1:0,3 - 0,5:1,2.

Tổng lượng phân bón hàng năm chia vào 3 đợt bón: Sau thu hoạch (tháng 7 - 8), xuất hiện mầm hoa (tháng 11), ra hoa rộ - đậu quả (tháng 3). Có thể bón phân vào hố hay hốc (với phân khoáng) và vào rãnh (với phân hữu cơ). Khi bón phân vào hốc, cần cuốc những hố nhỏ có kích thước 20 x 20 x 20cm quanh hình chiếu tán cây trên mặt đất, các hố này cách nhau 50cm, rồi rắc phân xuống hố hay hốc và lấp đất. Khi bón phân vào rãnh, cần xẻ rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây; rãnh có chiều rộng 10 - 30cm, chiều sâu 30 - 40cm, rồi rắc phân vào rãnh và lấp đất phủ kín. Nên bón trước khi trời mưa, nếu gặp hạn phải hoà phân vào nước để tưới theo hình chiếu của tán cây trên mặt đất.

Các loại và dạng phân thường dùng cho vải gồm có các loại phân NPK. Đặc biệt khi có các loại phân NPK chuyên dùng cho vải như của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thì càng tốt. Do các phân này đã được nghiên cứu phù hợp với cây và đất, phối hợp các chất dinh dưỡng cần thiết trong một hạt phân, nên vừa giúp người sản xuất có thể bón phân cân đối một cách đơn giản vừa đảm bảo cho các yếu tố dinh dưỡng tác động lên cây trồng tốt nhất.

Trên nhu cầu dinh dưỡng đối với cây vải, nhãn lượng phân bón được dùng cho các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cụ thể như sau:


Có thể bạn quan tâm

Tháo gỡ nhiều điểm nóng nông nghiệp Tháo gỡ nhiều điểm nóng nông nghiệp

Ngày 15.6, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức sơ kết hoạt động thông tin tuyên truyền 6 tháng đầu năm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

20/06/2016
Lợi ích khi xây dựng vùng chăn nuôi an toàn Lợi ích khi xây dựng vùng chăn nuôi an toàn

Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia súc, gia cầm lớn và là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tránh lây nhiễm từ nguồn vật nuôi ở các tỉnh đưa về.

21/06/2016
Sẽ có 900.000ha trồng rau an toàn Sẽ có 900.000ha trồng rau an toàn

“Cục Trồng trọt đang xây dựng chương trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 900.000ha để phục vụ cho hơn 90 triệu người dân thụ hưởng” – ông Nguyễn Như Cường – Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nói với phóng viên NTNN/Dân Việt.

21/06/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.