Bón phân hữu cơ, thay dần vô cơ
Trong lĩnh vực trồng trọt, nếu chúng ta bón dư đạm vào đất dẫn đến giảm Cu (đồng) trong cây. Nếu bón dư lân dẫn đến thiếu Zn (kẽm). Nếu bón dư Kali sẽ bị đồng hóa Mg và Bo. Nếu bón dư vôi thì dẫn đến tình trạng giảm Fe và Mangan làm cây mất đề kháng, gây ô nhiễm đất và nước, làm lãng phí tiền của nhân dân và xã hội.
Một gram đất bất kỳ nào cũng đều chứa ít nhất trên 30 nguyên tố hóa học. Bà con chúng ta canh tác hàng trăm năm nay nhưng không bổ sung các khoáng chất cho đất, làm đất nghèo dinh dưỡng, cây mất đề kháng, sâu bệnh hoành hành dẫn đến cây chết nhanh, chết chậm, kém cho hoa đậu quả.
Đồng thời, vi sinh vật (VSV) luôn là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất. Trong 1gram đất có hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ tế bào VSV. Trong đất, VSV có khả năng sinh sản rất lớn và luôn tham gia vào hầu hết các quá trình chuyển hóa phức tạp trong đất.
Khoáng hóa hợp chất hữu cơ tổng hợp, đây là chức năng quan trọng nhất của VSV. Mùn và xác VSV là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng rất tốt và dễ dàng để lại cho thế hệ sau khoáng hóa. Đất bị nhiễm phèn cao, bị nhiễm mặn, bị ngộ độc thì VSV không tồn tại.
Bởi vậy, cần có chính sách, cơ chế khuyến khích người dân sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thay thế dần phân bón vô cơ.
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều hộ nông dân các tỉnh phía Nam lại ăn nên làm ra với loài thực phẩm được dân gian gọi là “sâm động vật”, đó là nuôi lươn
Do nắng hạn kéo dài, ngoài bệnh khô vằn bùng phát trên diện rộng, lúa vụ Hè Thu năm nay còn bị nhiễm nhiều loại sâu bệnh khác như sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bọ
Từ tháng 4/2014 đến nay dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ xây dựng 2.750/2.900 công trình khí sinh học cho các hộ chăn nuôi.