Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Bón phân cân đối cho cây vụ đông Thái Bình

Bón phân cân đối cho cây vụ đông Thái Bình
Tác giả: Tiến Chinh - Đặng Dung
Ngày đăng: 02/11/2017

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học và từ thực tiễn sản xuất cho thấy, chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa quyết định đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của cây trồng; đặc biệt là loại "phàm ăn" như ngô...

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đồng thời đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho các loại cây trồng vụ đông

Đặc thù cây vụ đông của tỉnh Thái Bình

Nhiều năm qua, sản xuất cây vụ đông ở tỉnh này diễn ra trong thời gian ngắn, song mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vụ đông vẫn đóng vai trò lớn trong việc phục vụ chăn nuôi những tháng cuối năm cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh.

Vụ lúa mùa năm nay, các tỉnh phía Bắc, trong đó có Thái Bình nhiều diện tích bị thiệt hại khá nặng do nạn chuột. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng sâu bệnh mới gây hại, nặng nhất bệnh do vi rút gây hiện tượng lùn sọc đen trên các giống lúa nhiễm rầy như BT7, T10… gieo cấy trên các chân ruộng bón phân không cân đối, kết hợp với công tác phòng trừ sâu bệnh chưa kịp thời và hiệu quả. Mầm mống gây bệnh còn lưu tồn trên đồng ruộng, có thể gây hại trực tiếp cho cây màu vụ đông, đặc biệt trên nhóm cây màu ưa ấm.

Hiện các cây rau vụ đông chính vụ đang trong thời vụ. Tuy nhiên, bà con nông dân cần nắm vững đặc điểm từng loại cây trồng về yêu cầu đất đai, chế độ dinh dưỡng để lựa chọn loại phân và cách bón phù hợp để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất chất lượng cao, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.  

Các loại phân bón phổ biến

Thực tế, trên thị trường hiện nay phổ biến ba nhóm phân bón sau:

Phân hữu cơ: Tuy hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, song ngoài chất mùn còn có mặt gần đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) và các chất trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Đây là loại phân bón rất tốt, giúp cây trồng khỏe mạnh, chất lượng cao và đặc biệt ít bị nhiễm sâu bệnh hại.

Phân vô cơ, có hai loại là phân đơn và phân hỗn hợp. Nếu như phân đơn đa phần chỉ chứa một nguyên tố thì phân hỗn hợp là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất, hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ %.

Phân đa yếu tố NPK: Là loại phân bón đồng thời có chứa đủ các chất đa lượng (NPK) và khoảng 16 chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có.

Ví dụ: Phân bón Văn Điển loại đa yếu tố NPK 5.10.3 chuyên bón lót cho các loại cây trồng như ngô, dưa, bí, khoai, rau màu… với tổng lượng dinh dưỡng trên 58%.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển 10:10:5 có tổng dinh dưỡng trên 65%, ngoài các chất đa lượng đạm, lân, kali còn có CaO = 16%, MgO = 8%, SiO2 = 15%, S = 1% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn…

Phân đa yếu tố NPK 12:5:10 Văn Điển chuyên bón thúc cho các loại cây trồng có hàm lượng các chất dinh dưỡng là: 12%N, 5%P2O5, 10% k2O, 5% CaO,2% MgO, 4% SiO,11% S và các chất vi lượng khác.

 

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đồng thời đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho các loại cây trồng vụ đông

Cách sử dụng phân đa yếu tố NPK

Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy, để đạt năng suất cao cây vụ đông cần những chất dinh dưỡng sau: Các chất đa lượng: Đạm, lân, kali (NPK), các chất dinh dưỡng trung lượng: Vôi (CaO), magie (MgO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S); các chất vi lượng: Kẽm, bo, sắt, mangan, coban, đồng là những chất tham gia tổng hợp các vitamin, hợp chất khoáng trong rau củ quả hạt. Các yếu tố dinh dưỡng này được cung cấp rất đầy đủ trong các loại phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển.

Cách bón như sau:

Bón lót: Mỗi sào Bắc Bộ (360m2) bón khoảng 2 - 3 tạ phân hữu cơ ủ mục và khoảng 20 - 25kg NPK 5:10:3 hoặc 15 - 20kg NPK 10:10:5.

- Nếu ruộng cày bừa, lên luống được thì cuốc hốc hoặc kẻ rạch, bón phân lót, lấp đất kín phân rồi gieo hạt giống hoặc trồng cây con.

- Nếu trồng cây trong bầu theo phương pháp làm đất tối thiểu thì đặt bầu cây xong, vây phân hoai mục quanh bầu, rải phân đa yếu tố NPK 5:10:3 bên cạnh rồi lấp đất kín phân.

Bón thúc: Với cây ngô, lượng bón 10 - 12kg/sào cho ngô quà, ngô đường, 15 -20kg/sào ngô thịt.

Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 7 - 8 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn (khi ngô 11 - 12 lá). Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô,vét đất dưới rãnh lấp kín phân.

Cây dưa, bí, ớt…: Tùy mức độ thâm canh và lượng phân đã bón lót mà tính lượng phân bón thúc khoảng 30 - 35 hoặc 45 - 55kg/sào.

Dưa, bí có thể chia làm 3 lần bón:

+ Ngả ngọn bò

+ Ra hoa rộ

+ Định quả

Cây ớt có thể chia làm 3 - 4 lần bón thúc:

+ Bói hoa

+ Đậu quả đều

+ Bắt đầu chín

+ Thu hoạch rộ và chuẩn bị cho lứa hoa tiếp

Lưu ý: Có thể ngâm phân đa yếu tố NPK Văn Điển 12:5:10 khoảng 15 - 20 phút rồi hòa loãng tưới xa gốc khi cây còn nhỏ. Sau đó bón phân cách gốc 15 - 20cm hoặc bón giữa 2 hàng cây, lấp đất kín phân.

Sử dụng phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón NPK thông thường không có được; cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc BVTV, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Lân Văn Điển là loại phân đa yếu tố chứa đồng thời 20 chất dinh dưỡng trung và vi lượng. Tổng các chất dinh dưỡng nên đến 98%, tất cả các chất đều ở dạng dễ tiêu, không chứa chất độc hại, không có thành phần phụ. Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển do thành phần chính có lân nên cũng có tác dụng như vậy. Nó khác một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng nên cung cấp đồng thời đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, đặc biệt là cây vụ đông.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng trám trắng bằng phương pháp ghép Kỹ thuật trồng trám trắng bằng phương pháp ghép

Cây trám trắng là cây gỗ lớn cao 7 - 8m, nhựa màu trắng, đục và thơm. Là cây đa tác dụng, cho quả, gỗ và nhựa dùng làm thực phẩm, mứt, nước giải khát

01/11/2017
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 31/10 - 6/11) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 31/10 - 6/11)

Các tỉnh phía Bắc: Rầy, sâu cuốn lá, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt... gây hại nhẹ trên lúa mùa muộn, lúa đặc sản dài ngày

01/11/2017
Giống hoa lay ơn 14HALAY01 bước đầu đáp ứng được đòi hòi thực tế SX Giống hoa lay ơn 14HALAY01 bước đầu đáp ứng được đòi hòi thực tế SX

Giống hoa lay ơn 14 HALAY01 đã đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong sản xuất

02/11/2017