Bón bù NPK Văn Điển cho nhãn sau thu hoạch
Cây nhãn sau một năm cho hoa ra quả, sau khi thu hoạch, cành lá bị rơi rụng theo là thời kỳ cây bị hao kiệt vật chất.
Để năm sau ra được hoa quả bình thường, kinh nghiệm chăm sóc dân gian là phải tiến hành “bón bù” hay “bón đền” cho thời kỳ sau thu hoạch.
Các kỹ thuật như tỉa cảnh, tạo tán, bón phân trả lại sức khỏe cho cây, đảm bảo sự phục hồi, sinh trưởng, phát triển sau 5 - 6 tháng nuôi quả để tiếp sức cho ra quả vụ sau.
Kinh nghiệm dân gian dưới góc độ khoa học
Ở miền Bắc, ba tỉnh trồng nhãn từ lâu có diện tích lớn là Hưng Yên, Sơn La và Hà Nội. Tỉnh Hưng Yên có diện tích nhãn xấp xỉ 5.000ha, các giống nhãn chủ yếu là nhãn lồng, chín muộn, Hương Chi. Nông dân nơi đây thâm canh đạt trình độ cao, qua nhiều năm thử nghiệm nhiều loại phân bón đến nay đa số đã chọn phân NPK Văn Điển để bón cho nhãn.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây nhãn sau thu hoạch cho năng suất cao vụ sau
Với kinh nghiệm nhiều năm, đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ chọn giống, trồng, bón phân, chăm sóc, tỉa cành, tỉa quả, BVTV… trong đó có việc dùng phân Văn Điển bón cho cây nhãn sau thu hoạch đã được bà con quan tâm góp phần tăng năng suất và chất lượng vụ sau.
Sau thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày để cây hồi phục sức, tiến hành tạo tán, tỉa bớt cành yếu làm cho cây thưa cành, tán rụt lại không để vươn quá cao để phân hóa mầm nhanh, liền sau đó là xới xáo gốc, vệ sinh vườn sạch và bón phân.
Phân bón Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn cung cấp 16 nguyên tố trung, vi lượng thiết yếu cho cây nhãn.
Phân NPK Văn Điển có đủ 16 nguyên tố thiết yếu trên. Ví dụ: Phân NPK Văn Điển 5.10.3, thành phần dinh dưỡng gồm: N: 10%, P2O5: 10%, K2O: 3%, S: 1%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15% và các chất vi lượng: Zn, B, Mo, Ca, Co...
Đạm, lân, kali cần nhiều nhưng vai trò của các chất trung, vi lượng rất quan trọng giúp cho cây trồng tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất thuận, sâu bệnh và tăng chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Si (Silic) giúp cây cành cứng, tăng sức chống chịu hạn, úng, nóng, rét, sâu bệnh, giảm chất độc trong đất, tăng tỷ lệ đường và hương vị thơm ngon cho quả.
Ca (canxi) có tác dụng khử chua, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thuận lợi, đất ngày càng tơi xốp màu mỡ.
Kỹ thuật bón phân Văn Điển
Mỗi năm bón 2 đợt:
- Đợt 1: Bón sau thu hoạch cuối tháng 9 đầu tháng 10, bón phân NPK Văn Điển 5.10.3, mỗi gốc 5 - 7kg.
- Đợt 2: Bón tháng 4 (nuôi quả), bón NPK Văn Điển 4.10.4 mỗi gốc 2 - 3kg.
Thời gian bón đợt 1 vào tháng 8, tháng 9, tùy theo tuổi cây và tán cây, mỗi gốc bón 50 - 60kg phân chuồng, 0,5 - 2kg phân NPK Văn Điển 2.12.4, hoặc NPK Văn Điển 5.10.3. Đào rãnh theo tán lá rộng 30cm, sâu 30cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.
Bón phân đợt 1 sau thu hoạch là quan trọng nhất cho cây chóng hồi phục, sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu với sâu bệnh và hạn chế rủi ro khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận.
Phân Văn Điển giúp cho cây thêm mỡ bóng, vỏ nhẵn, tán cây đều, lá dày bóng, xanh mượt, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế tác hại khi thời tiết lúc ra hoa trời âm u, mưa phùn. Quả to, nên vai, cuống mềm rủ, vỏ quả vàng sáng, cùi dày thịt dóc, được nước và tăng vị ngọt thơm. Do cây khỏe có sức đề kháng tốt nên hạn chế phải phun thuốc BVTV góp phần làm ra sản phẩm an toàn, chất lượng.
Những lời khen ngợi
Ở xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, Hà Nội nơi nổi tiếng với thương hiệu “Nhãn muộn Đại Thành”. Nhắc tới nơi đây ai cũng biết ông Lê Văn Thành có cây nhãn tổ, tuổi hàng trăm năm. Cây to như cây đa, tán vẫn xanh tốt, cho quả ngon và sai.
Những hộ trồng nhãn ở huyện Quốc Oai cũng như xã Đại Thành và gia đình ông Thành, vài ba năm trước đại đa số hộ bón NPK thông thường hoặc phân đơn (đạm và kali) nên cây nhãn xấu, xơ xác, hoa quả ít, cuống cứng, buồng không rủ, quả nhỏ ít nước, ăn nhạt. Nhất là những năm thời tiết khắc nhiệt thường mất mùa. Nhưng từ khi chuyển sang dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Bởi phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng với thành phần cân đối hợp lý đáp ứng với yêu cầu của cây nhãn.
Còn ông Vũ Văn Trưởng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, Hưng Yên có lời khen về phân NPK Văn Điển: “Gia đình tôi có 5 sào nhãn với gần 100 cây 8 - 9 tuổi. Sau khi thu hoạch quả xới đất xung quanh tán cây bón 2 - 3kg phân NPK Văn Điển 2.12.4. Phân Văn Điển giúp cây chóng hồi phục, ra mầm nhanh, mầm mập khỏe, cây tốt bền, lá dày màu xanh bóng, hạn chế sâu bệnh, hạn chế rụng hoa quả, quả to và sai. Bón nhiều đạm bốc lên lá, vỏ cây sần sùi, lá xanh mỏng, quả không đều hay rụng quả non”.
Ông Nguyễn Đức Thụ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên nhận xét: “Sản xuất nông Nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước áp dụng công nghệ cao để có hiệu quả, bền vững thì khâu phân bón phải chú ý tới các chất trung, vi lượng. Phân Văn Điển giàu chất dinh dưỡng, đáp ứng được yêu cầu trên”.
Ông Nguyễn Xuân Thu, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cừ cũng đồng tình với ý kiến của ông Thụ: “Để nhãn tăng năng suất và chất lượng nhất là hạn chế phun thuốc BVTV nhằm đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giúp nâng cao giá trị thì bón phân Văn Điển và bón đúng kỹ thuật là một giải pháp tốt, vì lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên, không phải là phân hóa học, rất thân thiện với môi trường phù hợp với quy trình sản xuất VietGAP.
Xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ bón phân Văn Điển cho cây trồng nói chung và cho cây nhãn nói riêng đã thành tập quán. Hàng năm thông qua hệ thống Hội Nông dân, Cty CP Phân bón Văn Điển cung cấp dịch vụ hàng trăm tấn NPK Văn Điển chậm trả cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Vấn đề về an toàn thực phẩm là mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới.
Dừa Việt Nam có năng suất trái cao hơn so với nhiều nước, nhưng hiệu quả kinh tế lại thua họ. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thua kém rõ rệt
Hợp tác xã Nhân Tâm cung cấp 50 tấn quả đạt tiêu chuẩn VietGAP cho các siêu thị, thu lãi khoảng 250 triệu đồng mỗi năm một ha.