Trang chủ / Cây ăn trái / Quýt

Bóm Phân Cho Quýt Sau Khi Thu Hoạch

Bóm Phân Cho Quýt Sau Khi Thu Hoạch
Ngày đăng: 04/12/2013

Bón phân phục hồi:

Đối với cây từ 3- 4 năm tuổi, bón 1 - 2kg AT1/gốc, cây 5- 6 năm tuổi bón 2- 3kg AT1/gốc, phân hữu cơ bón 20-50kg. Bón ngay sau khi thu hoạch, càng sớm càng tốt. Trước khi bón, đào đất chung quanh gốc tạo thành đường vành khuyên rộng 20-30cm, sâu 30-40cm theo đường chiếu vành tán cây, rải đều phân xuống và lấp đất lại.

- Thời kỳ kiến thiết (1-4 năm): Bón tập trung 1 đợt vào tháng 12 hoặc tháng 1 với lượng phân 20 - 25kg phân hữu cơ + 0,2kg sun phát đạm + 0,5kg super lân + 0,2kg kali sun phát.

- Vào thời kỳ thu quả: Bón 50kg phân chuồng + 1kg đạm + 1,2kg super lân + 0,5kg kali, chia ba lần bón:

+ Sau thu hoạch quả tháng 12 sang tháng 1: 50kg phân hữu cơ + 0,25kg super lân + 0,1kg kali.

+ Bón đón lộc xuân tháng 2 - 3: 0,6kg đạm + 0,6kg super lân + 0,25kg kali.

+ Bón thúc cành thu và nuôi quả tháng 6-7: 0,4kg đạm + 0,35kg super lân + 0,15kg kali.

- Cách bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.

+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.

Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ.

- Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa: Trước thời điểm cho cây ra hoa 5-6 tuần, bón phân đón ra hoa (khoảng 200g DAP + 50KCL hoặc 400g AT 2/gốc 4-5 tuổi) và phun chế phẩm giúp cây tạo mầm hoa (phun F.Bo: 15g/8 lít, phun hai lần, cách nhau 4-5 ngày) trước khi ngưng tưới một tuần.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng cây quýt đường chuẩn nhất cho năng suất vượt trội Kỹ thuật trồng cây quýt đường chuẩn nhất cho năng suất vượt trội

Kỹ thuật trồng cây quýt đường hiện được nhiều nơi áp dụng không chỉ bởi nó mang lại nguồn dinh dưỡng cao mà còn cho năng suất cực cao cho người trồng.

08/12/2017
Cách diệt sâu Bore hại cam quýt Cách diệt sâu Bore hại cam quýt

Cây có múi (cam, quýt, chanh...) luôn bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó nhóm sâu đục cành, thân, gốc, còn gọi là sâu Bore, là nguy hiểm nhất.

15/06/2018
Bệnh sẹo cây cam, quýt Bệnh sẹo cây cam, quýt

Sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây cản trở sản xuất và làm tăng chi phí phòng trừ. Một trong những bệnh hại khá phổ biến và nguy hiểm trên cam quýt

08/09/2018
Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt Bệnh vàng lá thối rễ cam, quýt

Cam, quýt là cây trồng có giá trị kinh tế cao, vì vậy diện tích và sự đầu tư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên bệnh vàng lá thối rễ diễn ra rất phổ biến.

29/08/2020
Bệnh đốm dầu trên cây cam quýt Bệnh đốm dầu trên cây cam quýt

Bệnh đốm dầu xảy ra rất phổ biến trên cam quýt làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm.

10/11/2021