Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bọ Xít Đen Hại Lúa

Bọ Xít Đen Hại Lúa
Ngày đăng: 26/07/2011

(Tên khoa học: Scotinophora lủida Burm Scotinophora coarctata)

Thuộc Họ: Podopidae Bộ: Hemiptera

Đặc điểm hình thái:

- Trứng hình cốc, mới đẻ màu xanh nhạt, sau có màu nâu đỏ hoặc nâu xẫm. Trứng đẻ thành ổ, xếp hai hàng.

- Bọ xít đen mới nở hình hơi tròn, mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, không cánh, đẫy sức màu tro nâu.

- Con trưởng thành màu nâu đen, con cái có thân dài hơn con đực. Thân có hình bầu dục, lưng và bụng nhô ra như nhau. Phiến mai dài tới cuối bụng nhưng bề ngang không che hết bụng. Phiến giữa và phiến cạnh của đầu dài bằng nhau. Góc trước mảnh lưng ngực mọc ngang ra một gai không dài, không nhọn. Góc cạnh mảnh lưng ngực trước có một mấu lồi ngắn, không nhọn. Mắt đơn màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu màu nâu tro.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của bọ xít đen khoảng 40-60 ngày

+ Giai đoạn trứng: 3-8 ngày (mùa đồng 14-21 ngày).

+ Giai đoạn bọ xít non: 35-53 ngày.

+ Giai đoạn trưởng thành: sống hơn 10 tháng.

Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối phần lớn vào 6-7 giờ chiều, mỗi con cái giao phối 4-5 lần, sau giao phối khoảng 1 tuần thì đẻ trứng. Một con cái có thể đẻ 10-600 trứng (trung bình trên dưới 190 trứng). Bọ xít trưởng thành đẻ trứng trên bẹ lá cách mặt đất 10 xm trở xuống, có khi đẻ ở chóp lá lúa hoặc trên cỏ dại. Trứng đẻ thành 2 hàng. Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh vỏ trứng, đến tuổi 2 thì phân tán, nấp dưới khóm lúa để hút nhựa cây. Từ sau tuổi 3 trở đi thì hoạt động giống trưởng thành.

Điều kiện phát sinh của bọ xít đen là vào mùa xuân, mùa hè và mùa hu. Bọ xít đen thích ứng với nhiều giống lúa và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Ruộng cấy sớm, lốp, nhiều cỏ dại bọ xít đen thường phát sinh gây hại nặng. Ruộng lúa nước bị hại nặng hơn lúa cạn. Lúa giai đoạn trỗ bông bị hại nặng, đặc biệt là khi ruông không bổ sung thêm nước trong quá trình chín.

Cả bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều chích hút nhựa lá, thân, đòng lúa. Cây lúa bị hại nặng toàn thân khô héo và chết từng khóm. Cây lúa ở thời kỳ trỗ bị bọ xít phá hại thì bông bị lép hoặc bạc trắng.

Phòng trừ:

● Phát hiện sớm, diệt các ổ trứng mới nở bằng cách điều chỉnh mực nước trong ruộng, vợt bắt con trưởng thành.

● Cấy các giống lúa ngắn ngày, chín sớm cũng làm giảm lứa bọ xít trên ruộng.

● Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassan 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC...


Có thể bạn quan tâm

Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 7 Hình thể học và sự sinh trưởng của cây lúa - Phần 7

Hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh thì gọi là hoa lúa (spikelet). Hoa lúa thuộc loại dĩnh hoa, gồm trấu lớn (dưới), trấu nhỏ (trên) tương ứng với dĩnh dưới

25/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 1 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 1

Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa

25/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 2 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 2

Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đọan sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng)

25/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 3 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 3

Trong thực tế, khi môi trường canh tác càng ít được kiểm soát như mong muốn theo yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, năng suất lúa thường đạt thấp

25/01/2018
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 4 Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 4

Chúng ta phân biệt hai trường hợp sạ và cấy. Trong điều kiện thâm canh tốt thì sạ và cấy đều có khả năng cho năng suất tương đương nhau

26/01/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.