Bổ sung tỏi vào thức ăn cho cá rô phi
Tỏi là một trong những loài thảo dược được biết sớm nhất và đã được sử dụng nhằm cải thiện tăng trưởng, sức đề kháng của nhiều loài vật nuôi và nhiều loài thủy sản.
Trong ảnh: Tỏi là khánh sinh tự nhiên cho thủy sản. Ảnh: Lê Cung
Các nhà khoa học thuộc Đại học Mansoura, Ai Cập đã tiến hành thí nghiệm trên cá rô phi toàn đực (O. niloticus) để đánh giá tác dụng của tỏi (Allium sativum) đến một số chỉ tiêu, trong đó có thành tích tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Tép tỏi khô được xay nhuyễn và được xem như là một chất phụ gia để thêm vào thức ăn của cá với các liều lượng khác nhau: 0%, 1%, 2%, 3% tỏi/kg thức ăn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá được cho ăn thức ăn có bổ sung 1% tỏi/kg thức ăn đã có các chỉ tiêu tăng trưởng (trọng lượng cuối của cá thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tương đối, tăng trọng trung bình hàng ngày), hiệu quả sử dụng thức ăn (hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng đạm…) đạt giá trị tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) khi so sánh với cá được cho ăn bổ sung tỏi ở 3 liều còn lại. Điều đặc biệt là ở liều lượng 2% và 3% tỏi/kg thức ăn đã làm giảm các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của cá thí nghiệm không có sự khác biệt về thống kê.
Từ những kết quả trên, các nhà khoa học đã kết luận rằng có thể xem tỏi như là một chất bổ sung vào thức ăn ở mức 1%/kg thức ăn nhằm cải thiện các chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và một số các chỉ tiêu khác của cá rô phi toàn đực (O. niloticus).
Có thể bạn quan tâm
Cá ngừ đại dương là một trong các đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, đứng hàng thứ ba về giá trị xuất khẩu sau tôm sú và cá tra/cá basa
Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong nho do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận thực hiện thí điểm thành công trên diện tích 2 ha
Đó là nội dung chính của Hội thảo Thu nhận và ứng dụng sản phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu tôm của Việt Nam do Trường Đại học Nha Trang tổ chức