Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào?

Bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa như thế nào?
Tác giả: Khâu Thị Định
Ngày đăng: 21/06/2018

Việc bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa rất quan trọng đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn

Sắt và vitamin là hai loại dinh dưỡng rất cần thiết cho lợn con nhất là lợn sữa. Thiếu sắt và vitamin lợn con còi cọc, chậm lớn, giảm khả năng đề kháng của cơ thể với vi sinh vật gây bệnh, hay bị bệnh tiêu chảy phân trắng… Do vậy việc bổ sung sắt và vitamin cho lợn sữa rất quan trọng đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trọng của lợn.

Để bổ sung sắt và  vitamin cho lợn con hiệu quả, an toàn cần chú ý một số kỹ thuật sau. Sắt bổ sung cho lợn con chủ yếu dưới dạng dung dịch tiêm như Fedextran, Fedextrin hoặc Gleptoferon..., liều tiêm  trung bình 300mg/con/2 lần.

Ngoài sắt, vitamin cũng có vai trò quan trọng trong việc kích thích quá trình trao đổi chất, giúp bộ máy tiêu hoá của lợn hấp thu tốt chất dinh dưưỡng từ sữa mẹ và thức ăn… Nguồn vitamin cung cấp cho lợn sơ sinh chủ yếu từ sữa mẹ, nhu cầu vitamin tăng nhanh theo ngày tuổi và sữa mẹ thường cung cấp không đủ. 

Bổ sung vitamin cho lợn con qua đường tiêm trực tiếp hay thức ăn bổ sung là rất cần thiết, giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng trọng nhanh. Bạn nên mua dung dịch sắt và vitamin ở các cửa hàng bán thuốc thú y lớn, có uy tín nhiều năm ở địa phương, có tem nhãn rõ ràng, còn thời hạn sử dụng.

Tốt nhất chọn dung dịch sắt có phối hợp với các loại vitamin của các hãng thú y lớn có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Có thể nhận biết dung dịch sắt hoặc hỗn hợp sắt vitamin còn sử dụng được hay không bằng cách dùng tay lắc nhẹ sản phẩm, thấy dung dịch tan đồng nhất, không phân tầng, không lắng cặn sau 1- 2 phút là được.

Nếu phân tầng, lắng cặn sau 5-10 phút lắc, không được dùng vì khi đó sắt đã kết tủa, tiêm vào thường gây ngộ độc, có thể dẫn đến chết lợn, ngay cả khi còn hạn sử dụng, do quá trình bảo quản của người bán hàng không tốt.

Tiêm sắt cho lợn con, chú ý luộc sôi xilanh từ 3- 5 phút để khử trùng, trước khi hút dung dịch sắt vào xilanh phải lắc đều.

Sau khi hút dung dịch sắt vào xilanh, hướng xilanh theo phương thẳng đứng, bơm nhẹ cho một vài giọt dung dịch sắt đẩy hết không khí trong xilanh theo kim ra ngoài (nếu còn không khí trong xilanh sau khi tiêm hay bị áp xe nơi tiêm).

Tiêm lợn 3 ngày tuổi, vị trí tiêm vào mông hay đùi sau, liều lượng 1ml dung dịch sắt/lần loại dung dịch sắt có nồng độ 100mg/ml.

Tiêm lần 2 khi lợn 10 ngày tuổi, liều lượng  2ml/lần; vị trí tiêm ở gáy sau gốc tai; úp vành tai sát vào thân, tiêm ở vị trí vành tai, tiêm bắp.

Trước khi rút mũi tiêm ra cần phải dùng ngón tay ấn chặt vào vị trí tiêm trong 30 giây để dung dịch sắt không thoát ra theo khi rút mũi kim


Có thể bạn quan tâm

Vai trò của kẽm trong nuôi heo Vai trò của kẽm trong nuôi heo

Kẽm (Zn) là một nguyên tố vi lượng liên quan đến các chức năng sinh học quan trọng cho sức khỏe heo trong sản xuất và sinh sản. Kẽm cần thiết cho sự tổng hợp

14/06/2018
Kiểm soát pH dạ dày cải thiện đường ruột heo con Kiểm soát pH dạ dày cải thiện đường ruột heo con

pH dạ dày của heo con sơ sinh ở mức độ vừa phải và giữ ở mức cao cho đến tận sau cai sữa. Bởi giai đoạn này cần độ pH thấp hơn để tiêu hóa tối đa protein

15/06/2018
Sử dụng khoáng hợp lý Sử dụng khoáng hợp lý

Chất khoáng trong thức ăn mặc dù chiếm tỷ lệ không cao, giá trị năng lượng cũng thấp. Tuy nhiên, đây lại là thành phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình

21/06/2018