Bổ sung khoáng đa lượng và vi lượng vào thức ăn để tăng năng suất thủy sản
Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp, góp phần tăng năng suất.
Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch ở cá. Ảnh minh họa
Các khoáng chất vi lượng
Các nguyên tố vi lượng hoặc khoáng chất vi lượng, như crôm, coban, đồng, iốt, sắt, mangan, molypden, selen và kẽm tham gia vào các quá trình sinh hóa của cơ thể như quá trình trao đổi chất ở tế bào, hình thành cấu trúc xương, duy trì hệ thống colloidal (sản phẩm dạng gelatin của tuyến giáp).
Các yếu tố vi lượng duy trì trạng thái cân bằng acid-base, tăng cường khả năng miễn dịch, loại bỏ stress, khả năng đề kháng bệnh và các chức năng sinh lý khác. Chúng là những thành phần quan trọng của kích thích tố (hormone) và các enzym, giữ vai trò như là chất hoạt hóa của một loạt các enzym.
Khẩu phần ăn chứa các chất có hoạt tính sinh học kích thích hệ miễn dịch được xem là có tiềm năng trong việc hạn chế các bệnh truyền nhiễm. Một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của tôm/cá trong nuôi trồng thủy sản, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản.
Mỗi loại khoáng vi lượng có vai trò cụ thể của nó trong hệ miễn dịch của động vật nuôi, tuy nhiên, các ion kim loại như Zn, Mn, Cu, Se có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng miễn dịch hoặc hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch sử dụng rất nhiều phương thức khác nhau để chống lại các yếu tố ngoại lai xâm nhập hoặc các kháng nguyên. Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, hoặc có chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch.
Các khoáng chất đa lượng
Các yếu tố đa lượng cần thiết cho tôm cá gồm Canxi (Ca), Photpho (P) và Magie (Mg). Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Ca còn tham gia vào quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu.
P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Mg là giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme.
Nhóm khoáng chất đa lượng duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Ảnh minh họa
Cá biển có thể hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg nhưng cá nước ngọt hoặc cá nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng Ca, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vảy, vỏ giảm. Ngoài ra ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu, theo thông tin từ Phòng Kỹ Thuật – Cty TNHH Nhân Lộc.
Các khoáng đa lượng như Na, Cl và K thì cần thiết cho các hoạt động sinh lý của cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên trong nước ngọt và đặc biệt là nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này. Chức năng chủ yếu là duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cần bằng acid – bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì cấu trúc màng tế bào.
Có thể bạn quan tâm
Sau quy trình cải tạo ao được Công ty Skretting gửi đến quý bà con nuôi tôm trong số trước, quy trình tiếp theo là các bước gồm lắng, chuyển nước từ ao lắng
Cá chình đang là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, đầu ra tương đối ổn định do nhu cầu thị trường gần như quanh năm
Bạc Liêu đã và đang phát triển, liên tục cải tiến nhằm đầu tư hoàn thiện mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh theo hướng bền vững