Bổ sung khoáng cho tôm nuôi vào mùa mưa
Hỏi: Trong mùa mưa bão kéo dài thì nên bổ sung khoáng chất cho tôm ra sao cho hợp lý? (Nguyễn Văn Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định)
Trả lời:
Các cơn mưa liên tục kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến giảm hàm lượng khoáng chất cần thiết cho tôm trong nước ao nuôi. Vì vậy cần bổ sung lượng khoáng thích hợp và liên tục vào thức ăn cho tôm và môi trường nước ao nuôi, tránh vào thời điểm tôm lột rộ nhưng không đủ khoáng chất cứng vỏ, có thể dẫn đến tôm nhiễm bệnh, chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến kết quả vụ nuôi.
Để đảm bảo cho quá trình tôm lột vỏ, nếu môi trường có độ mặn thấp hơn 4‰ thì bổ sung 5 – 10 mg K+/l và 10 – 20 mg Mg2+/l là vô cùng cần thiết. Trong nước nuôi tôm, đảm bảo tỷ lệ Na:K phải đạt 28:1 và Mg:Ca là 3,1:1. Nên bổ sung khoáng chất tốt nhất là vào thời điểm tôm nuôi lột xác, vào ban đêm lúc 10 – 12 giờ.
Khi tôm lột xác, nhu cầu ôxy sẽ tăng cao gấp đôi và sau khi lột xác, tôm sẽ bắt đầu hấp thu khoáng chất từ môi trường nước để tạo vỏ, quá trình hấp thu khoáng chất diễn ra mạnh mẽ vào giai đoạn 2 – 4 giờ sáng. Khi tôm có biểu hiện mềm vỏ, kéo dài trong thời gian dài. Người nuôi cần phải tạt khoáng bột xuống ao với liều lượng 1 kg/1.000 m3, kết hợp trộn khoáng nước 10 ml/1 kg thức ăn (2 lần/ngày).
Có thể bạn quan tâm
Bài viết cung cấp những lợi ích và ứng dụng của công nghệ Ozone trong nuôi trồng thủy sản.
Để có được con giống chất lượng, ngoài yếu tố đến từ tôm bố mẹ thì thức ăn cho tôm giống là vấn đề cực kỳ quan trọng mà người nuôi cần phải quan tâm.
Astaxanthin tự nhiên từ tảo dị dưỡng đang chiếm lợi thế hơn hẳn các loại astaxanthin tổng hợp nhờ hiệu quả tạo sắc tố vượt trội, nhiều lợi ích sức khỏe