Bở hơi tai với bầy lợn cắp nách của chúa đảo người Mông
Thích con nào thì bắt con đó làm thịt, du khách sẽ phải bở hơi tai bởi đàn lợn mới nhìn bụng xệ tới đất nhưng khi chạy thì như... vận động viên!
Sinh ra ở xã Quan Thần Sán, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai, chàng trai người Mông Cư Văn Thủy đi xuất khẩu lao động ở tận trời Tây gần 15 năm.
Chán cảnh nhộn nhịp xứ người, trở về nước, anh Thủy đã là người đàn ông trung niên.
Anh cưới vợ và...bỏ lên rừng, định cư luôn giữa hòn đảo Xanh giữa lòng sông Đà tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Gom vốn liếng tích cóp suốt thời trai trẻ, anh Thủy bỏ ra hơn 10 tỉ đồng để trồng keo lai, nuôi lợn mán và vài trăm con gà trên đảo.
Anh dựng một số nhà sàn, “trước để ở, sau để phục vụ bạn bè và...dân phượt”.
Lợn và gà cùng sống “hòa bình” trên đảo
Do đây là hòn đảo biệt lập nằm giữa lòng hồ, độ sâu mực nước khoảng 110 mét nên anh Thủy không cần làm chuồng trại gì.
Lợn và gà cứ tự do kiếm ăn trên đảo, theo kiểu hoàn toàn hoang dã nên khách đến chơi phải dặn trước để chủ đảo lo “bắt đồ ăn”.
“Dân phượt họ thích phải tự tay bắt nên thường đề nghị được tự tay đuổi “đồ ăn”.
Nhiều lúc, cả đoàn khách lẫn người của đảo phải chạy lòng vòng khắp đảo vì đám lợn này bình thường thì bụng đụng đất nhưng khi bị truy đuổi thì chạy như vận động viên.
Chăn thả tự nhiên, lợn trên đảo cũng sinh sản tự nhiên, không cần chuồng trại
Anh Cư Văn Thủy cho biết, nhiều nhóm khách ban đầu đến đây chỉ đặt ăn trưa, nhưng sau khi thấy bầy lợn cắp nách chạy tung tăng thì đổi ý, ở lại và quyết tự tay “bắt mồi” để ban đêm đốt lửa trại, nhâm nhi chén rượu nồng bên món lợn cắp nách 7 món do “gã chúa đảo người Mông” đích thân chế biến.
Có thể bạn quan tâm
Người dân hai huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu) năm nào cũng trồng dưa hấu trên bờ vuông tôm và rẫy bắp để mang ra ven đường bán lấy tiền mua sắm đồ Tết.
Khi gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), chăn nuôi sẽ là ngành chịu tác động mạnh nhất và sẽ buộc phải tái cơ cấu lại để thích ứng.
Những nông dân samaki (đoàn kết) ở bên cạnh cột mốc 203, 204 giữa huyện Mộc Hóa (Long An) với huyện Chanhtrea (Campuachia) đã tạo ra mối gắn bó keo sơn, làm cho biên thùy của 2 nước luôn bình yên…