Biogas giảm nhọc nhằn
Dự án các bon thấp giảm nhọc nhằn cho phụ nữ nông thôn
Bà Phạm Thị Chiêm (60 tuổi) ở ấp Đăng Phong, xã Thanh Bình (huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) nói: "Từ ngày xây dựng công trình khí sinh học (biogas) đến nay tôi khỏe lắm, không còn cảnh đi gom từng tàu lá dừa về ngồi róc lá, chặt phơi nắng gom chất đầy trại để đốt lửa nấu ăn hay lo tiền mua gas về sử dụng.
7 năm trước, gia đình nuôi bò sữa gây ô nhiễm môi trường nên đã đầu tư 10 triệu đồng xây dựng hầm biogas.
Từ ngày đó đến nay tận dụng khí gas làm chất đốt đã lấy lại đủ vốn đầu tư xây hầm.
Sử dụng biogas để đun nấu an toàn hơn gas bình.
Xoong nồi sáng bóng không phải tốn công chùi rửa như nấu củi".
Bà Hồ Thị Đủ (50 tuổi) ở cùng ấp chia sẻ, thấy hàng xóm có bể biogas do dự án các bon thấp của tỉnh hỗ trợ, bà xin kéo ống chuyển khí gas về sử dụng, không còn cảnh đi gom từng cây củi, cọng lá dừa về dự trữ.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, chủ hộ chăn nuôi trong ấp cho biết, trại heo của ông thường xuyên nuôi trên 100 con, đã xây dựng 3 hầm biogas để xử lý chất thải.
Trước đây ông đầu tư 2 hầm.
Được dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ 3 triệu đồng, ông đầu tư thêm 15 triệu đồng xây dựng bể biogas 25 m3.
"Lượng khí từ 3 hầm biogas gia đình không sử dụng hết đã cho 5 hộ xung quanh cùng sử dụng.
Ngoài ra còn tận dụng biogas chạy máy phát điện để thắp sáng sưởi ấm cho heo, giảm 60%/tháng chi phí điện lưới", ông Tuấn nói.
Ông Nguyễn Văn Hồi, ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình nuôi 7 con bò và 10 con heo, chia sẻ: "Trước đây phân bò phơi khô bán cho các thương lái chuyển đi Bình Dương, phân heo thì xả xuống mương nuôi cá trê lai.
Cách làm này không thể giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường.
Khi dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ 3 triệu đồng, tôi liền đầu tư thêm 12 triệu xây hầm biogas.
"Hiện toàn xã có 135 công trình khí sinh học, trong đó trên 50 công trình mới được xây dựng do dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ.
Dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực và giúp địa phương hoàn thành tiêu chí môi trường trong quá trình xây dựng NTM", ông Thủy chia sẻ.
Công trình vừa sử dụng đã giảm hẳn ô nhiễm, chuồng trại không còn hôi thối do chất thải heo và bò, mà còn có khí làm chất đốt để đun nấu.
Tôi còn kêu ông Lê Văn Bé, hàng xóm mua ống dẫn khí về sử dụng để giảm nhọc nhằn".
Ông Nguyễn Tấn Quý, khuyến nông viên xã Thanh Bình nói: "Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp đang giúp người dân hưởng lợi lớn, không chỉ người chăn nuôi trực tiếp mà cả cộng đồng dân cư. Chuồng trại không còn bị hôi thối, nước thải từ hầm biogas được bà con tận dụng tưới cỏ chăn nuôi bò, tưới cho vườn dừa, cây ăn trái...
Biogas cho chất đốt an toàn không chỉ cho mình mà cho cả những hộ xung quanh, giảm nhọc nhằn cho người phụ nữ không còn phải đi gom củi hay lo tiền mua chất đốt hàng tháng".
Ông Lê Anh Thủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tác động xã hội rất lớn là giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường chăn nuôi, tạo ra khí đốt sinh học rất an toàn, nước và chất thải rắn ứng dụng vào SX nông nghiệp rất hiệu quả.
Đặc biệt, nguồn vốn "mồi" 3 triệu đồng/công trình của dự án hỗ trợ đã cuốn hút người chăn nuôi nhỏ lẻ đăng ký tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.
Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Mưa lớn kéo dài trong dịp cuối tháng 7 và ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua đã làm cho nhiều diện tích rau ở các vùng ngoại thành Hà Nội bị ảnh hưởng, năng suất giảm mạnh. Mặc dù giá rau có tăng do sản lượng giảm nhưng nông dân vẫn buồn vì thất thu.
Chỉ với 1 sào đất, người nông dân có thể thu về cả trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng rau. Thực tế đó đang khiến nhiều hộ dân ở khu phố 5, phường Thác Mơ (TX. Phước Long, Bình Phước) hy vọng trong tương lai mô hình sản xuất này sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ.
Chưa bao giờ nông dân nuôi cá tra lâm vào cảnh bi đát như hiện nay khi mà hơn 90% đã bỏ nghề do lỗ kéo dài, mắc nợ ngân hàng. Số còn lại cầm cự sống được là nhờ có mô hình, hợp đồng nuôi liên kết với doanh nghiệp.