Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư tăng năng suất cây ớt
Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết thán thư là một bệnh gây hại nghiêm trọng trên ớt trong mùa mưa, làm cho trái thối hàng loạt. Bệnh gây hại nặng trên hầu hết các vùng trồng ớt ở nước ta. Tỷ lệ bệnh ở những ruộng nhiễm bệnh nặng có thể lên tới 70%.
Về tác nhân gây bệnh thán thư, được xác định là do nấm Colletotrichum spp gây ra. Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá thân và quả. Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.
Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm. Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%.
Bệnh thường gây hại trong giai đoạn đang thu hoạch. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non, ban đầu xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng. Trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị bệnh.
Để phòng trị bệnh thán thư hại ớt, bà con nông dân cần chú ý áp dụng kịp thời một số thuốc trừ bệnh chủ yếu sau: Thuốc Antracol 70WP (liều lượng 2kg/ha) phun trực tiếp lên lá, cây hoặc quả khi bệnh mới xuất hiện.
Thuốc Antracol 70WP ngoài tác dụng phòng trừ trực tiếp nấm gây bệnh thán thư còn có tác dụng bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết cho cây ớt, làm tăng sức đề kháng, xanh và cứng cây, chống rụng hoa và quả, đồng thời làm quả ớt có màu sáng đẹp, náo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin.
Nhờ có vi lượng kẽm, thuốc Antracol 70WP còn phòng trừ rất tốt bệnh vàng lá. Có thể phun luân phiên thuốc Antracol 70WP (1.5 – 2 kg/ha) với thuốc Nativo 750WG (liều lượng 0,12kg/ha), nhờ tác động kép giữa 2 hợp chất trừ bệnh của thuốc Nativo 750WG giúp cây ớt phòng trừ được tất cả các bệnh nấm hại cây và quả ớt kéo dài. Ngoài 2 loại thuốc trên, người sản xuất cũng có thể dùng luân phiên với thuốc Melody DUO 66,75WP với liều lượng theo khuyến cáo (1kg/ha).
Có thể bạn quan tâm
Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái
Qua 2 năm trồng thử nghiệm và tuyển chọn từ các giống ớt cay nhập nội, mới đây Cty TNHH Hạt giống Trang Nông đã đưa vào sản xuất đại trà một số giống ớt cay mới có tên là TN 018 và TN 026. Đây là 2 giống ớt lai F1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc cho năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là có độ cay nhẹ phù hợp cho ăn tươi và xuất khẩu dưới dạng ớt tươi muối nguyên quả, ớt giầm dấm đóng lọ, đóng hộp, tương ớt. Cả 2 giống TN 018 và TN 026 đều sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 1,2-1,3m, tán lá màu xanh đậm.
Trong khuôn khổ dự án: “Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng tỉnh Quảng Trị”, Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung phối hợp với Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn đã hỗ trợ người dân Hải Quế, huyện Hải Lăng xây dựng “Mô hình trồng ớt chìa vôi trên đất cát theo hướng canh tác bền vững và phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế”.