Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Biện pháp khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi

Biện pháp khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi
Tác giả: Ngọc Khánh
Ngày đăng: 14/08/2024

Theo các nhà chuyên môn, cách quản lý các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, oxy, độ mặn, độ kiềm, H2S, NH3, độ trong trong ao của người nuôi tôm không đảm bảo dẫn đến môi trường ao nuôi biến động kết hợp gặp thời tiết bất lợi cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh.

Để hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, người nuôi tôm cần lưu ý một số vấn đề về thời tiết thay đổi trong ngày, phải giữ cho môi trường ổn định, càng ít biến động thì con tôm ít sinh bệnh.

Chọn con giống ở cơ sở có uy tín, có thương hiệu, có nguồn gốc rõ ràng và phải xét nghiệm sạch bệnh ít nhất 3 loại bệnh thường gặp là Đốm trắng, Hoại tử gan tụy cấp và Vi bào tử trùng.

Việc quản lý môi trường nuôi tốt như: pH = 7,5 – 8,5; nhiệt độ = 28 – 30oC; oxy ≥ 5ppm; độ mặn = 10 – 25‰; độ kiềm = 80 – 120 ppm; H2S ≤ 0,03 ppm; NH3 ≤ 0,1 ppm; độ trong = 30 – 40 cm,… Vì vậy, hàng ngày, đo các thông số môi trường để xử lý kịp thời, tránh môi trường biến động. Việc đầu tư ban đầu và cho cả vụ nuôi tôm là hết sức quan trọng, góp phần thực hiện tốt các giải pháp hạn chế dịch bệnh như: cải tạo ao thật kỹ trước khi thả nuôi tôm, diệt bỏ các vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ảnh hưởng đến đường ruột của tôm.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động, hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, tình trạng bắt mồi của tôm,… để kịp thời phát hiện và xử lý. Cần chú ý đến một số hiện tượng: tôm nổi đầu sau khi mưa; mềm vỏ; mang tôm chuyển sang màu hồng, hồng đỏ…

Thức ăn dư thừa sẽ làm môi trường ao nuôi ô nhiễm, phát sinh nhiều khí độc, tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm dễ bị đen mang và đóng rong. Sau những cơn mưa lớn hoặc khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường, bởi sau mưa môi trường nước biến động làm tôm giảm ăn. Để bảo đảm sức đề kháng cho tôm, tăng cường sử dụng vi sinh, vitamin C, men tiêu hóa, men tỏi, axit hữu cơ để hỗ trợ đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn. Thường xuyên bổ sung vôi, khoáng chất, đặc biệt là canxi, magie, kali cho tôm.


Có thể bạn quan tâm

Đất muối bỏ hoang sinh lợi khi chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao Đất muối bỏ hoang sinh lợi khi chuyển sang nuôi tôm công nghệ cao

Sau hàng chục năm bỏ hoang, vùng đất muối của xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã được chuyển đổi sang nuôi tôm công nghệ cao và bước đầu phát huy hiệu quả.

07/08/2024
Sản lượng tôm Cà Mau gia tăng Sản lượng tôm Cà Mau gia tăng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả.

10/08/2024
Làm gì để phát triển cá nước lạnh bền vững? Làm gì để phát triển cá nước lạnh bền vững?

Khi quy mô, sản lượng cá hồi, cá tầm đủ lớn, nông dân Lào Cai tập trung áp dụng công nghệ và liên kết sản xuất để nghề cá nước lạnh phát triển bền vững.

14/08/2024