Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng

Biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng lúa ở tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Trần Kim Thủy
Ngày đăng: 18/02/2019

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối hạ lưu sông Hậu, nên thế mạnh của tỉnh hiện nay vẫn là sản xuất nông nghiệp, bao gồm lúa, thủy sản, cây ăn trái ... trong đó lúa là cây trồng chủ lực. Nhưng thu nhập từ cây lúa thấp do chi phí sản xuất cao, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường. Làm thế nào để giảm chi phí sản xuất tăng thu nhập cho người trồng lúa? Đó là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. 

Qua điều tra thực tế, chi phí sản xuất lúa bao gồm lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công làm đất - bón phân - chăm sóc - thu hoạch ... Trong đó chi phí về lúa giống khá cao, do tập quán của người dân lượng lúa giống gieo sạ trên 150 kg  giống/ha chiếm 27,3 %, từ 130 - 150 kg giống/ha chiếm 51%, cá biệt có nơi 200 kg giống/ha (vùng trũng, nơi có nhiều ốc bươu vàng).

Nhằm giúp nông dân giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa, năm 2018 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng thực hiện dự án " Xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung bộ ". Mục tiêu của dự án là xây dưng thành công và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ ở mức 80 kg/ha, áp dụng kỹ thuật thâm canh đồng bộ trên qui trình "3 giảm 3 tăng" và "1 phải 5 giảm" với qui mô 30 ha/ 30 hộ, thực hiện liên tiếp 2 vụ lúa trên cùng một địa điểm.

Đánh giá ban đầu của các mô hình cho thấy khi thực hiện giảm giống, ruộng sạ với mật độ thưa lúa nẩy chồi mạnh, quang hợp tốt, giảm lượng phân đạm, NPK cân đối, rễ ăn sâu nên cứng cây ít đổ ngã, ít bị sâu bệnh làm giảm thuốc trừ sâu và công phun xịt. Kết quả là qua vụ Đông Xuân muộn 2018 năng suất thu hoạch ở ruộng trong mô hình (sạ 80 kg/ha) đạt 7.390 kg/ha cao hơn ngoài ruộng đối chứng (sạ 200 kg/ha) là 90kg/ha; Vụ Hè Thu ruộng trong mô hình (sạ 80 kg/ha) năng suất lúa thực tế đạt 5.986 kg/ha cao hơn  ruộng đối chứng (sạ 200 kg/ha) là 376kg/ha. Lợi nhuận ở ruộng mô hình tăng 7.542.000 đồng/ha/vụ (vụ Đông Xuân muộn) và 8.912.000 đồng/ha/vụ (vụ Hè Thu) so với ruộng đối chứng

Ngoài hiệu quả về kinh tế, việc giảm giống, còn giúp giảm phân, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật góp phần giảm tác động đến ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường sinh thái, tạo nền sản xuất nông nghiệp xanh, bền vững.

Theo đánh giá của nông dân, kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới của dự án không nhữn góp phần giúp người trồng lúa tăng lợi nhuận mà còn giúp nông dân trong vùng thay đổi tập quán canh tác. Nhờ thế mà số lượng nông dân áp dụng gieo sạ 80 kg/ha xung quanh mô hình không ngừng tăng lên, hiện tại đã gấp 3,3 lần diện tích các hộ tham gia ban đầu (30 ha) cho thấy khả năng nhân rộng  của mô hình là rất lớn. 


Có thể bạn quan tâm

Người đầu tiên ở Vĩnh Long nuôi thành công chồn hương sinh sản Người đầu tiên ở Vĩnh Long nuôi thành công chồn hương sinh sản

Ông Trần Văn Long (huyện Mang Thít) là nông dân đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long nuôi thành công chồn hương sinh sản cho lợi nhuận 200 triệu đồng/năm.

18/02/2019
Bưởi Diễn trên đất Thanh Chương Bưởi Diễn trên đất Thanh Chương

Nhiều năm trồng ngô, sắn thu nhập không đáng kể, ông chuyển sang trồng cam xã Đoài nhưng cuối cùng lại “say” cây bưởi Diễn. Và lần này, ông Phượng đã thành công

18/02/2019
Hiệu quả sản xuất bưởi 5 roi theo hướng hữu cơ Hiệu quả sản xuất bưởi 5 roi theo hướng hữu cơ

Trên vườn cây ăn trái, nếu giảm đạm hóa học và phân lân, tăng phân hữu cơ vi sinh sẽ giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

18/02/2019