Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Biến đổi khí hậu làm cá nóc nguy hiểm hơn

Biến đổi khí hậu làm cá nóc nguy hiểm hơn
Tác giả: TH. Tổng Hợp
Ngày đăng: 17/12/2019

Biến đổi khí hậu đang làm nhiều thứ trên trái đất biến đổi theo. Có những thứ không dễ để khoa học chứng minh được ngay sự liên quan của biến đổi khí hậu, như các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhưng biến đổi khí hậu có những tác động rất cụ thể, làm thay đổi ngay thực đơn hàng ngày, như cá nóc tại Nhật Bản.

Trên là cá Shosai-fugu dưới là cá lai. Ảnh: mainichi.jp

Biến đổi khí hậu đang khiến cá nóc ở đây trở nên nguy hiểm hơn, đối với cả thực khách và người đánh bắt.

Ngư dân phát hiện ra một số loài lai chưa từng thấy trong các mẻ cá đánh bắt ở vùng biển xung quanh vùng đảo – cụ thể là ngoài khơi phía đông bắc – nơi chứng kiến tốc độ ấm lên nhanh nhất thế giới.

Với những con cá nóc quay đầu về hướng bắc để tìm những dòng nước mát, các loài anh chị em của cá bắt đầu giao phối lẫn nhau, gây ra một sự gia tăng đột ngột về lượng cá lai. Cá lai không nguy hiểm bằng giống cá nóc tử thần khác. Vấn đề là chúng có thể khó phân biệt với những loài đã ổn định.

Để tránh tai nạn ngộ độc, Nhật Bản cấm buôn bán và phân phối. Với sự gia tăng các giống lai không thể phân loại này, ngư dân phải loại bỏ một phần khá lớn sản lượng đánh bắt của họ.

Giáo sư Hiroshi Takahashi, trường Đại học Thủy sản Quốc gia Nhật Bản chỉ ra nguyên nhân khiến cá nóc nguy hiểm hơn: "Do biến đổi khí hậu, cá nóc thường bơi xung quanh vùng biển Nhật Bản đã dần dần thoát khỏi vùng biển nước ấm, vượt Thái Bình Dương. Ở đó, chúng lai tạo với các loài anh em làm tăng số lượng cá lai".

Ở bên trong, con cá nóc lai đã biến đổi nên không thể xác định được nó có phải loại có độc không, nếu có thì độc tố nằm ở chỗ nào. Như vậy, người ta không thể xác định được nó có thuộc diện ăn được hay không. Ngay cả những tay kỳ cựu trong ngành cũng cho rằng gần như không thể phân biệt thế hệ con thứ hai của cá lai.  Do đó các nhà khoa học cũng như đầu bếp Nhật đang chạy đua để tìm ra một phương pháp sàng lọc cá lai khoa học.


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cá giống trong mùa đông Chăm sóc cá giống trong mùa đông

Lưu giữ cá giống qua đông là biện pháp giúp chủ động về con giống, tạo điều kiện để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ (2 - 3 vụ/năm)

17/12/2019
Nuôi giữ cá qua đông Nuôi giữ cá qua đông

Để đảm bảo cá giống, cá thịt qua vụ đông, người nuôi cá cần nắm vững kỹ thuật nuôi cá qua đông để giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả.

17/12/2019
Hướng dẫn chống rét cho vật nuôi thủy sản tại Thanh Hóa Hướng dẫn chống rét cho vật nuôi thủy sản tại Thanh Hóa

Theo đó, đối với thủy sản nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm, đàn bố mẹ, đàn con giống cần tăng cường các biện pháp chống rét.

17/12/2019