Bị thành xã nông thôn mới
Nông thôn mới nhưng chẳng có gì… mới
Ngày 13.11.2015, Đạo Nghĩa chính thức được UBND tỉnh Đăk Nông công nhận là xã NTM đầu tiên của tỉnh.
Theo báo cáo tại buổi lễ công nhận, Đạo Nghĩa không chỉ hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí (TC) mà nhiều TC còn vượt so với quy định chung.
Thế nhưng theo tìm hiểu trên thực tế, hiện Đạo Nghĩa vẫn đang còn “nợ” một số TC mà khả năng phải mất khá nhiều thời gian nữa mới có thể hoàn thành.
“Thấy chẳng có gì mới”, đấy là câu trả lời của rất nhiều người dân khi được hỏi về những cái mới của Đạo Nghĩa sau khi được công nhận NTM.
Thật vậy, trên con đường vào Đạo Nghĩa, chúng tôi vẫn không thể cảm nhận được sự đổi thay.
Tỉnh lộ 5 - con đường đi ngang qua trung tâm Đạo Nghĩa giờ đã xuống cấp trầm trọng, nhiều đoạn “nát như tương”.
Hàng ngày, bụi bặm trên con đường này bị xe cộ xới lên “tắm” cho cây cối nhà cửa ven đường khiến quang cảnh ở đây càng trở nên cũ kỹ.
Dọc con đường ấy, người ta đặt những chiếc thùng rác to nhưng gần đó vẫn bừa bộn rác.
Ngay cả ở UBND xã cũng chẳng mấy sạch sẽ khi nước thải từ nhà dân chảy thành dòng qua trước cổng...
Nhiều ngày qua, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với Giám đốc Sở NNPTNT Đăk Nông nhưng vẫn không được.
Về phía UBND tỉnh Đăk Nông, sau khi nghe chúng tôi đặt vấn đề, ông Ngô Xuân Lộc - Chánh văn phòng UBND tỉnh hứa sẽ tìm hiểu và cung cấp lại thông tin cho PV vào ngày 21.1.
Tuy nhiên sau đó ông Lộc cũng im lặng.
Theo báo cáo của UBND xã Đạo Nghĩa, xã có 12,8km đường liên xã được nhựa hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
Tuy nhiên, con đường “đạt chuẩn” này thực chất là...
Tỉnh lộ 5.
Mặc dù đưa con đường này vào báo cáo về kết quả thực hiện NTM nhưng khi được hỏi, xã lại không nhận đó là đường của xã: “Đây là đường do tỉnh quản lý chứ không phải của xã”- Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Nghĩa, ông Vy Thanh Sơn, nói.
Xin “nợ” nhiều tiêu chí
Ông Nguyễn Duy Thảnh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Đạo Nghĩa cho biết: “Xã được tỉnh ưu ái, chọn làm xã đầu tiên đạt chuẩn NTM.
Đây là nỗ lực phấn đấu của toàn dân và lãnh đạo xã chúng tôi.
Hoàn thành thì cũng xứng đáng thôi chứ không có gì...”.
Tuy nhiên, ông Thảnh cũng thừa nhận, hiện xã còn 3 TC chưa hoàn thành đó là: Giao thông, thủy lợi và cơ sở vật chất văn hóa.
Cụ thể là hơn 4km đường vào lò gạch chưa làm; hơn 2km kênh mương tại thôn Quảng Lộc chưa được kiên cố; Cơ sở vật chất phục vụ văn hóa thể thao cho các thôn chưa có.
Cũng theo ông Thảnh đây chỉ là những TC nhỏ chứ không lớn, món “nợ” này sẽ được “trả xong” trong quý I.2016.
Trong đó, về thủy lợi “đã đạt thì đạt nhưng chưa kiên cố theo đúng tiêu chuẩn.
Nguồn vốn để làm đoạn mương này đã có và sẽ khởi công vào quý II.2016.
Về đường nông thôn thì hiện nay chúng tôi đã có vốn rồi và đang tiến hành họp dân để huy động sức dân...”- ông Thảnh nói.
Trong khi đó, theo ông Vy Thanh Sơn thì khả năng hoàn thành các TC trên kéo dài vì hiện vẫn chưa có vốn.
“Từ nay đến 2020, xã tiếp tục nâng chất các TC đã đạt và hoàn thiện các TC còn thiếu”- ông Sơn cho biết.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi, tại sao xã không đợi đến lúc hoàn thành các TC “nhỏ” rồi mới đề nghị công nhận xã NTM thì cả ông Sơn và ông Thảnh đều cho rằng đây thực chất là “ý” của tỉnh.
Tỉnh muốn trong năm 2015, Đăk Nông phải có được một xã đạt chuẩn NTM.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Viện - Bí thư Huyện ủy Đăk R’Lấp, cho biết: “Toàn bộ quá trình đánh giá công nhận đều do tỉnh làm chứ huyện không nắm được”.
Để làm rõ thêm việc có hay không chuyện tỉnh công nhận “ép” NTM cho Đạo Nghĩa, chúng tôi đã đăng ký làm việc với Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông.
Chánh Văn phòng Sở - bà Bùi Thị Hằng cho biết, chỉ có Giám đốc Sở mới có thể trả lời được các vấn đề về NTM.
“Cuối năm, lãnh đạo đi họp liên tục, các anh nên liên hệ trực tiếp với sếp” - bà Hằng nói.
Có thể bạn quan tâm
Những chậu bưởi Diễn chi chít quả được trang trí thêm nơ hồng, chữ Tài Lộc… có giá đến hàng chục triệu đồng nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.
Với đôi tay nhanh thoăn thoắt, nhiều phụ nữ tại vựa kiệu Phù Mỹ (Bình Định) tỉ mỉ cắt lá kiệu, sắp xếp gọn gàng rồi nhanh chóng cho vào giỏ, buộc chặt bằng sợi dây dừa. Với công việc này, mỗi ngày họ kiếm được hơn 200 ngàn đồng chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ.
Từng là chốn hoang vu, hiểm trở, bị cộng đồng xa lánh, nay cuộc sống của những bệnh nhân phong ở Phá Đáy, xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đang đổi thay từng ngày.