Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bí quyết nuôi tôm hay, phương pháp tốt

Bí quyết nuôi tôm hay, phương pháp tốt
Ngày đăng: 14/03/2015

Mô hình của ông Trần Thanh Ngọc (Trà Vinh)

Địa chỉ: ấp Cái Già, xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang.

Diện tích: 1 ao lắng 0,6 ha và 4 ao nuôi với diện tích 1,6 ha. Độ sâu ao là 1,4m, hệ thống mương cấp thoát riêng biệt.

Quy trình nuôi:

Cải tạo ao: Đầu vụ nuôi vét bùn đáy ao, bón vôi bột 150kg/1.000m3, phơi 3 - 5 ngày. Lấy nước vào ao qua túi lọc bằng vải kate mịn từ ao lắng, sau 10 ngày sau dùng Chlorine liều lượng 30kg/1.000m3 để xử lý diệt tạp, diệt trùng, quạt nước từ 4 - 6 tiếng/ngày.

Gây màu nước: Dùng Dolomite liều lượng là 25kg/1.000m3 và men vi sinh với liều lượng 300g/ha, hằng ngày có quạt nước.

Gây màu nước xong đợi 25 ngày sau thả giống.

Thả giống:

Con giống được lấy từ Công ty Minh Phú tại Ninh Thuận, giống được xét nghiệm không có bệnh: đốm trắng, đầu vàng, MBV, hoại tử vỏ và cơ quan tạo máu tại Viện Nghiên cứu NTTS III. Giống mang về ngâm xuống ao, sau 30 phút thả ra ngoài; mật độ thả 30 con/m2.

Chăm sóc và quản lý:

Duy trì độ mặn ổn định khoảng 12‰; đo pH 1 ngày 2 lần, đo Độ kiềm 2-3 ngày/lần.

Thức ăn: Của Công ty Tomboy, cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Quản lý nước: Không bổ sung thêm nước mới; Không dùng hóa chất diệt khuẩn trong ao nuôi.

Cứ 5 ngày/1 lần dung men vi sinh, liều lượng 50 - 80g/ha. Màu nước khi mới thả tôm là màu xanh, sau 15 ngày dung men vi sinh với liều lượng cao hơn (khoảng 100g/ha) để chuyển màu nước từ xanh sang màu nước đục, các yếu tố môi trường (pH, độ kiềm) sẽ ổn định, tăng cường quạt nước. Trong quá trình nuôi, bổ sung men tiêu hóa, Vitamin C, khoáng, giải độc gan và định kỳ sử dụng kháng sinh để ngừa bệnh.


Có thể bạn quan tâm