Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Bí quyết làm giàu: Trồng phật thủ trĩu quả ở Tây Ninh

Bí quyết làm giàu: Trồng phật thủ trĩu quả ở Tây Ninh
Tác giả: Giang Phương
Ngày đăng: 16/12/2017

Ông Huỳnh Văn Sơn bên vườn phật thủ của gia đình - Ảnh: Giang Phương

Thấy loại trái có hình giống như bàn tay Phật, chín vàng ươm đẹp và lạ với người dân miền Nam, lão nông Huỳnh Văn Sơn (57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, TP.Tây Ninh) quyết tìm hiểu và mang giống từ bắc vào nam để tạo nên vườn cây phật thủ độc đáo.

Đi giữa vườn phật thủ rộng 0,3 ha vừa cho những lứa trái đầu tiên, lão nông Huỳnh Văn Sơn hớn hở giới thiệu: “Toàn bộ khu vườn phật thủ này khoảng 200 gốc. Khi có những trái chín đầu tiên, bà con xung quanh thấy ngồ ngộ nên mua sạch".

Ông Sơn kể, năm 2010 gia đình ông đi Hà Nội đúng dịp thủ đô tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Trong một lần về nhà người quen chơi, thấy người ta trồng nhiều cây ra trái có hình bàn tay Phật, rất đẹp nên ông quan tâm ngay. Khi trở về Tây Ninh, ông Sơn mua 4 gốc phật thủ về trồng làm cảnh. Trồng được hơn 1 năm thì cả 4 cây cho chi chít quả. Có rất nhiều người tìm đến hỏi mua với giá 150.000 - 200.000 đồng/quả. “Lúc này, tôi thấy cây khá dễ trồng, sai trái mà giá trị cao nên tôi quyết định khăn gói tiếp tục một chuyến ra Hà Nội tìm hiểu cách trồng rồi đặt giống mang về”.

Chuyến đi này, ông Sơn mua về 200 cây giống và trồng trên 0,3 ha đất. “Tôi đã tìm hiểu và nhận ra với thời tiết miền Bắc thì cây ngưng cho trái trong mùa đông. Trong khi đó, ở Tây Ninh, nếu trồng đúng cách thì cây phật thủ có thể cho trái quanh năm”, ông Sơn hào hứng.

Theo ông Sơn, cách chăm sóc cây phật thủ cũng khá đơn giản, chỉ cần sự tỉ mỉ. Trồng cây phật thủ thường sử dụng phân chuồng, hạn chế sử dụng phân bón hóa học để kéo dài tuổi thọ cây. Sau một năm chăm sóc, tổng chi phí đầu tư cho vườn phật thủ của ông Sơn chỉ khoảng 50 triệu đồng. “Trung bình mỗi cây phật thủ sẽ cho khoảng 40 - 50 trái. Mỗi trái được thương lái thu mua tận vườn từ 150.000 - 200.000 đồng. Những trái đẹp có giá đến vài triệu đồng", ông Sơn nói.

Hỏi thêm về “bí quyết” ông Sơn nói cây phật thủ nên trồng trên luống vì đây là loại cây không ưa ngập nước. Mỗi hàng phật thủ được trồng cách nhau 4 m. Cành cây phật thủ nhỏ, khi có quả sẽ dễ gãy nên người trồng phải làm giàn cho cây, mỗi giàn cao khoảng 2 m. Lợi thế của việc làm giàn một mặt dễ phun thuốc trừ sâu mặt khác dễ nâng trái và thu hoạch. Do quả phật thủ có hình bàn tay Phật nên được nhiều người ưa chuộng để chưng vào mâm ngũ quả trong ngày giỗ, tết.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng dầu rái Kỹ thuật trồng dầu rái

Dầu rái có tên khác là dầu con rái, dầu nước, dầu sơn. Tên khoa học Dipterocarrpus alatus Roxb. ex G.Don, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae).

16/12/2017
Kỹ thuật trồng cây đước Kỹ thuật trồng cây đước

Kỹ thuật trồng cây đước. Gỗ cây mầu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, vỏ cây chứa nhiều tanin.

16/12/2017
Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp

Chim bồ câu Pháp có năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao

16/12/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.