Trang chủ / Hải sản / Tôm hùm

Bệnh Vỏ Tôm Hùm

Bệnh Vỏ Tôm Hùm
Ngày đăng: 03/01/2012

Tôm nuôi nước ta cũng như nhiều nước Đông Nam Á hay bị nhiều loại bệnh tôm làm điêu đứng nhiều vùng nuôi. Tỉ như bệnh tôm trắng chân. Chúng ta cũng phải coi chừng nhiều bệnh mới phát hiện tại những vùng nuôi tôm hùm ngon đang phát triển như ở Bình Ba, Vạn Giã ... Vì mới đây ở các bờ biển khai thác tôm hùm nổi tiếng ở Hoa Kỳ, vùng Tân Anh Quốc - New England miền Đông Bắc Mỹ, người ta đã phát hiện một loại bệnh làm thối vỏ tôm hùm, có thể giết chết 30% tôm hùm đánh bắt nơi này.

Nguyên nhân gây bệnh và cách nào bệnh lan tràn vẫn còn bí mật, tuy đã có nhiều lý thuyết đưa ra. Các nhà khoa học Mỹ đang tìm thêm ngân khoản của các tiểu bang và của liên bang để nghiên cứu bệnh. Tầm quan trọng của bệnh đáng cho Việt Nam lưu tâm vì những nghiên cứu cho thấy tôm hùm sinh sống ở những vùng nước ấm hơn lại càng dễ lây nhiễm bệnh.

Bệnh không làm thịt tôm dơ dáy đi, nhưng làm vỏ tôm xấu xí đi, làm mất giá trị tôm hùm dọn ăn nguyên con. Bệnh cũng có thể làm tôm hùm yếu đi, làm nhiều con chết sớm ... Thật ra thì các nhà khảo cứu đã chú ý đến bệnh vào thập niên 1980, khi vỏ tôm hùm có nhiều chấm đen nhỏ. Nhưng njững năm gần đây, các nhà khảo cứu cho biết cả vỏ đều đầy rẫy chấm đen, và trong những trường hợp bệnh nặng, vỏ hoàn toàn thối đi. Các nhà khoa học nói là các tàu giả cào và thả lồng bẫy bắt tôm thì tôm hùm cái đang mang trứng dễ nhiễm bệnh nhất. Hans Laufer, Giáo sư danh dự sinh học phân tử và tế bào đại học Connecticut nói là ông tin rằng tôm hùm có thể nhiễm bệnh do alkyphenols gây ra. Đó là những chất hóa học sản phẩm phụ của những nguồn công nghệ. Nhưng Laufer nhấn mạnh nghiên cứu của ông chỉ mới là sơ khởi. Năm 1999, ngành công nghệ tôm hùm của tiểu bang Rhode Island trị giá 30 triệu đô la Mỹ và tạo được việc làm cho 425 ngư phủ. Nhưng chỉ 4 năm sau ngành này chỉ còn lợi tức là 18,7 triệu đô la Mỹ và chỉ còn dùng 279 ngư phủ mà thôi.


Có thể bạn quan tâm

Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để “Cứu” Tôm Hùm Bệnh Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để “Cứu” Tôm Hùm Bệnh

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm điện năng và hoạt hóa điện hóa Hà Nội, vừa trực tiếp hướng dẫn cho bà con thôn Phú Vĩnh (xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu) các phương pháp sử dụng dung dịch điện hoạt hóa (gọi tắt là Anolyte) để phòng, chữa bệnh cho tôm hùm, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái ở vùng biển nuôi tôm hùm tập trung.

18/02/2014
Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm

Các chế độ chăm sóc, quản lý, thiết kế lồng nuôi và chọn mật độ thả thích hợp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vụ nuôi. Sau đây là một số lưu ý nhằm giúp tăng năng suất trong nuôi tôm hùm thương phẩm…

15/03/2014
Phòng Chống Bệnh Tôm Hùm Phòng Chống Bệnh Tôm Hùm

Mới đây, ngày 12/10/2007, Bộ NN&PTNT đã ra công văn số 2821 gửi UBND các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận; Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản; Cục Thú y, về việc phòng chống bệnh tôm Hùm.

23/02/2014
Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm Với Bào Ngư Và Xẹm Xanh Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm Với Bào Ngư Và Xẹm Xanh

Nghề nuôi tôm hùm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường. Để duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững thì không còn con đường nào khác là phải hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.

23/02/2014
Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hài Giải Pháp Cải Tạo Môi Trường Sinh Thái Đầm, Vịnh Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hài Giải Pháp Cải Tạo Môi Trường Sinh Thái Đầm, Vịnh

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân ở TX Sông Cầu đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi tu hài thương phẩm bằng lồng, khay treo dưới các bè nuôi tôm hùm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

28/02/2014