Trang chủ / Hải sản / Bào ngư

Bệnh Virus Hình Cầu Ở Bào Ngư Và Biện Pháp Phòng Ngừa

Bệnh Virus Hình Cầu Ở Bào Ngư Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Ngày đăng: 08/08/2013

Bào ngư là một trong những loài loài động vật thân mềm có giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay bào ngư được nuôi rộng rãi ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước và mang lại giá trị kinh tế rất cao. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc một số tư liệu về một bệnh trên bào ngư do virus gây ra và cách phòng ngừa bệnh trên vật nuôi này.

Dấu hiệu của bệnh:

Bệnh virus hình cầu ở bào ngư là do virus gây ra.

Virus hình cầu gây bệnh có kích thước (50-80)nm x (120-150)nm có thể nhìn thấy qua kính hiển vi điện tử. Những triệu chứng chính của bệnh bao gồm: ở giai đoạn đầu nước sẽ có mùi hôi thối với nhiều bóng khí, khi bào ngư chết thì cơ chân bị co rút lại. Ở giai đoạn sau của bệnh cơ thể co lại bên trong vỏ, chân trở nên tối màu và cứng lại. Khi bào ngư chết gan và ruột sẽ bị sưng và chìm xuống đáy hồ hoặc lồng nuôi.

Bệnh hay xảy ra theo mùa, chủ yếu là mùa đông và mùa xuân từ khoảng tháng 10 - 11 năm trước đến tháng 4 - 5 năm sau. Bệnh thường xảy ra mạnh khi nhiệt độ nước dưới 24oC. Bệnh lây nhiễm ở hầu hết giai đoạn của bào ngư từ con giống đến bào ngư trưởng thành. Bệnh lây truyền chủ yếu theo chiều ngang. Bệnh có thể lây nhiễm qua nguồn nước, thức ăn... Những đặc tính tấn công của bệnh là: thời gian ủ bệnh ngắn, phát bệnh và gây chết nhanh. Đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới trên 95% trong vòng từ 4-30 ngày.

Phòng ngừa bệnh:

- Tăng cường quản lý sức khoẻ bào ngư bố mẹ và bào ngư giống. Chọn những con bào ngư bố mẹ khoẻ mạnh để tạo ra con giống có khả năng kháng bệnh cao.

- Bào ngư là loài thân mềm tiêu tốn nhiều oxy nên cần đảm bảo lượng oxy hoà tan luôn lớn hơn 4mg/l. Không nên thay nước hoặc ít thay nước trong thời gian gian có bệnh để tránh bệnh phát triển. Có thể sử dụng một số loài vi khuẩn có lợi để cải thiện chất lượng nước nuôi.

- Cần có chế độ cho ăn khoa học và hợp lý: như giữ cho thức ăn luôn được tươi, không nên cho bào ngư ăn quá nhiều cùng một lúc mà nên cho ăn thành nhiều lần, thu gom thức ăn thừa nhằm tránh gây ô nhiễm nước...

- Không nên nuôi với mật độ quá cao.

- Tăng cường kiểm dịch bào ngư bố mẹ và bào ngư giống trong và ngoài khu vực nuôi. Khi dịch bệnh xảy ra cần có biện pháp cách ly, phòng chống không để dịch bệnh lan rộng. Tẩy trùng toàn diện cũng góp phần hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

16/08/2016
16/08/2016
16/08/2016
16/08/2016