Bệnh Viêm Khớp Bê, Nghé Nguyên Nhân Và Điều Trị
Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng; bệnh này cũng có thể bị ở trâu, bò lớn nhưng ít hơn.
Nguyên nhân: Do bê nghé bị té ngã làm xây xát các khớp - viêm khớp; Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung... Vi khuẩn vào máu di căn tới khớp gây viêm.
Triệu chứng
Thường ở khớp gối của bê, nghé thấy sưng to, sờ vào thấy cứng hoặc mềm, đi đứng cà nhắc và ít đi lại.
Điều trị
Nếu bóp thấy mềm nhũn, dùng kim 14 chọc dò xem có mủ không, nếu có phải giải phẫu lấy mủ ra và bơm rửa lại bằng nước sinh lý 9‰. Sau đó sát trùng bằng thuốc đỏ và băng lại (nếu vết mở rộng).
Nếu thấy khớp mới sưng chưa có mủ nên tiêm thuốc:
- Dùng Chlotetraol tiêm bắp, hoặc xung quanh khớp đã bị sưng với liều 1ml/5kg trọng lượng/ngày, điều trị liên tục 3-4 ngày.
- Vitamin C (ống 500mg). Bê, nghé 3-4 ống/lần/ngày; trâu, bò 6-8 ống/lần/ngày.
- Hoặc dùng Penicyline 15000 - 30000 UI/kg trọng lượng, ngày chích 2 lần, liên tục trong 3-5 ngày.
- Kết hợp tiêm ADE Bcomplex, Dexavet.
Ngoài ra còn có thể dùng một số loại kháng sinh khác như Neoxin Tylan 50, Suanovil, Novocin, Erythromycine..
Có thể bạn quan tâm
Trong chiến lược tái cơ cấu ngành chăn nuôi, giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá trình. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) là tiền đề để nâng cao chất lượng bộ giống của Quốc gia.
Những năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa đã và đang trở thành thế mạnh trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến.
Thân ngô sau khi thu hoạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối lượng rất lớn. Để tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm này, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho bò.
Bệnh do ấu trùng Cysticercus bovis gây ra , ký sinh ở bò, trâu. Hình thái ấu trùng Cysticercus bovis có hình hạt gạo kích thước 3 - 5,5 mm x 4 - 9 mm màu trắng hay vàng nhạt. Trong có nước trong suốt, một đầu sán bám màng trong. Đầu sán có 4 giác bám, đỉnh đầu không có móc.
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá do vi khuẩn Salmonella gây ra . Bệnh thường xảy ra vào những tháng mưa nhiều, thường từ tháng 6- 10 hàng năm.