Bệnh Vi Khuẩn Trên Tôm He
Nhiễm trùng vi khuẩn trên tôm he chủ yếu do tôm bị stress vì các tổn thương do điều kiện môi trường kém hoặc do hóa chất. Sự thâm canh hóa trong nuôi tôm làm tôm dễ bị stress kết quả tôm dễ bị nhiễm bệnh.
Bệnh vi khuẩn Vibriosis:
Bệnh vi khuẩn phổ biến trên tôm he gồm bệnh mòng biển, bệnh phát sáng, bệnh nhiễm trùng máu,...Tác nhân ây bệnh chủ yếu là nhóm vi khuẩn Vibrio (G- di động, hình que) bao gồm Vibrio parahaemolyticus, V.alginolyticus, V.harveyi, V.penaeicida,V.anguillarum, V.splendidus,V.vulnificus và V.damsela v và nhóm vi khuẩn khác gồm Pseudomonas sp ,Flavobacterium sp và Aeromonas sp.
Tôm bệnh có biểu hiện đen vỏ, hoại tử gan và thối gan, mòn đuôi, mang bị màu nâu, phụ bộ có màu đỏ, ruột bị sưng, vỏ có nhiều sắc tố melanin màu đen hoặc tôm phát sáng nếu bị nhóm nhiễm Vibrio phát sáng.
Bệnh vi khuẩn hoại tử gan NHP (Necrotizing hepatopancreatitis):
Lần đầu tiên bệnh vi khuẩn hoại tử gan tụy Necrotizing Hepatopancreatitis - NHP được báo cáo ở Texas vào năm 1985 làm tôm chết và gây thiệt hại lớn về kinh tế ở khắp các trang trại nuôi tôm ở Trung và Nam Mỹ, do đó bệnh này còn có tên “Hội chứng tử vong trong ao ở Texas”(TNHP). Mức độ tăng trưởng và sinh sản của NHP trong các tế bào biểu mô gan tụy hình ống có liên quan đến tình trạng chán ăn, lờ đờ, teo cơ vùng bụng, mềm vỏ, chậm lớn và chết ở mức độ 20-95%.
Bệnh vi khuẩn hoại tử gan tụy NHP gây ra bởi 2 đến 3 loài vi khuẩn gây bệnh, cơ thể loại Rickettsia:
- Vi khuẩn đa hình thể, Gram-, kích thước 0,3 đến 0,9 micron
- Vi khuẩn hình que xoắn ốc có kích thước 0,3 đến 0,9 micron
- Vi khuẩn hình sợi
Các yếu tố như nhiệt độ cao (30 – 35 độ C) và độ mặn (30 – 38 ppt) có liên quan đến các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, vật chủ trung gian và ao lắng. Tỉ lệ chết có thể từ 90 – 95% trong vòng 30 ngày của một đợt dịch. Giai đoạn tôm bị lây nhiễm: hậu post, ấu niên và trưởng thành. Môi trường gây bệnh là nước ngọt, nước lợ và nước biển.
Vi khuẩn NHP đã được báo cáo trên nhiều loại tôm penaied khác P. stylirostris nhau ở cả nước lợ và nước biển: Penaeus vannamei (white shrimp) và (Pacific blue shrimp), P. aztecus (nortn brown shrimp), P. californiensis (yellowleg shrimp) và P. setiferus (northern white shrimp).
Bệnh vi khuẩn Mycobacteriosis (Nhóm vi khuẩn lao):
Các loài tôm he Penaeid sp đều nhiễm nhóm vi khuẩn này, đây là nhóm vi khuẩn hình que Gram+, chủ yếu là Mycobacterium marinum and M.fortuitum. Tôm bị bệnh thường bị tổn thương vỏ (mất mỏ theo từng nốt nhỏ), các mô cơ bị hỏng, mang, tim, gan, buồng trứng cũng bị tổn thương.
Bệnh do nhóm trung gian giữa vi khuẩn và virus (Rickettsia):
Các loài tôm bị nhiễm P.monodon,P.marginatus,P.merguiensis và P.stylirostris. Tác nhân gây bệnh chủ yếu vi sinh vật có kích thước nhỏ 0,2 đến 0,7 x 0,8 đến 1,6 micron là Rickettsia or Rickettsia like microorganisms. Tôm bị nhiễm bệnh thì biểu mô gan bị tổn thương, gan bị mất chức năng tiêu hóa và hấp thu. Mang bị tụ máu. Tôm chậm lớn rồi chết.
Kỳ tới: Các bệnh ký sinh trùng trên tôm.
Tư vấn phòng trị các loại bệnh vi khuẩn tôm: Liên hệ TS. Nguyễn Duy Hòa – 01203515168.
Có thể bạn quan tâm
Tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus) tên địa phương là Kuruma ebi, được đánh giá cao ở Nhật Bản và được coi là "Vua của các món ăn hải sản"
Phân bố từ đầm vịnh có độ sâu vài mét tới vùng biển sâu 100m, nhưng khá nhiều ở vùng biển từ 5 - 15m, đáy cát bùn. Thích ứng với độ mặn tương đối cao 28 - 35%o, vì vậy chỉ xuất hiện trong các đầm phá vào mùa khô
Tôm he Nhật Bản là một đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Ưu điểm của đối tượng này là có thể sống và phát triển tốt ở mùa thu đông (nhiệt độ thấp và độ muối cao) khi mà nghề nuôi đang thiếu vắng đối tượng.
Ở nước ta, tôm he Nhật Bản được nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, tôm thích nghi với môi trường có độ muối từ 20- 40‰, nhiệt độ từ 26 - 30oC
Nhiễm trùng vi khuẩn trên tôm he chủ yếu do tôm bị stress vì các tổn thương do điều kiện môi trường kém hoặc do hóa chất. Sự thâm canh hóa trong nuôi tôm làm tôm dễ bị stress kết quả tôm dễ bị nhiễm bệnh.