Bệnh trùng bánh xe
- Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Khi bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng, cá bơi lội lung tung không định hướng; sau cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết. Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, nếu không xử lý trị bệnh kịp thời cá sẽ chết nhiều.
2. Tác nhân gây bệnh
- Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống khác nhau ký sinh ở cá, nhưng ở Việt Nam thường gặp các loài thuộc 3 giống Trichodina ehrenberg 1830; giống Trichodinella Sramek–Husek, 1953; giống Tripartiella Lom, 1959; ký sinh ở cá nước ngọt, nước mặn, lưỡng thể và bò sát.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau: chép, trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, trôi, rôhu, trê, tra, bống tượng...gần đây, một số loài cá biển nuôi như cá mú cũng bị nhiễm tác nhân này. Bệnh gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống.
- Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, nhiệt độ thích hợp là 20-30 độ C. Trong các mùa thích hợp, trùng bánh xe sinh sản nhanh chóng, gây thành dịch bệnh khiến cá chết hành loạt.
4. Phòng và trị bệnh
- Biện pháp tốt nhất vệ sinh ao hồ ương cá thật kỹ trước khi thả giống, phải tẩy vôi, tiêu độc ao. Mật độ cá không nên thả quá dày, không dùng phân hữu cơ tươi.
- Có rất nhiều loại thuốc có thể trị bệnh trùng bánh xe, ở Việt Nam thường dùng một số hoá chất dễ kiếm: dùng nước muối ăn 2-3% tắm cho cá 5-15 phút; dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g/m³ nước). Nước quá đục dùng Biotics 5kg/3.000m³ nước. Trộn vitamin C-Sol 1g/2kg thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Tags: benh trung banh xe, nuoi ca, nuoi trong thuy san