Bệnh Thối Gốc Có Tơ Và Thối Trái Có Hạch
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường tấn công trong điều kiện ẩm độ cao.
Khi bệnh tấn công, ta thấy cây bị héo và chết rất nhanh.
Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn.
Ở trái bệnh thường tấn công giai đoạn trái già đến chín và tấn công từ dưới lên, chỉ tấn công những trái sát mặt đất làm trái bị thối mềm và có lớp tơ màu trắng bao phủ và đôi khi ta thấy có hạch nấm màu nâu đỏ đến đen.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do nấm Sclerotium sp. gây ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Làm giàn chống đở cho cây, làm cỏ liếp, tạo điều kiện thoáng khí cho cây.
- Tránh tưới nước vào chiều mát.
- Phun thuốc Anvil 5 SC, Validacin 3 L, Rovral 50 WP, Appencarb supper 50 FL, Benlate 50 WP, Copper B 75 WP, Bonanza 100 SL, ... với nồng độ 0,2 - 0,5% khi thấy bệnh xuất hiện gây hại.
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu này để bà con tham khảo và áp dụng.
Cà chua là một loại rau ăn quả được trồng rất phổ biến ở nước ta. Tính đa dụng và nhu cầu tiêu thụ cà chua tươi ngày càng lớn đã thúc đẩy sự phát triển cây cà chua như một trong những loại cây trồng chính
Trong vụ đông xuân, ngoài một số giống cà chua địa phương có thể trồng một số giống lai mới như: S902, VL2000, HP5, SB3...
Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước, hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0,5 - 2 cm, tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám. Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có những chấm nhõ li ti màu đen nhô lên
Cà pháo, cà bát gieo trồng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà tím quả dài, gieo trồng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước