Bệnh Kiết Lị Ở Lợn
Bệnh kiết lị ở lợn còn gọi là bệnh hồng lị (tiêu chảy ra máu) là loại bệnh truyền nhiễm lây lan cao, bệnh gây ra bởi loài xoắn khuẩn Serpulina hyodysenteria gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là 8-14 tuần tuổi.
Lợn bệnh bị tổn hại ruột nghiêm trọng, giảm hấp thu thức ăn, giảm tăng trọng, tăng chi phí điều trị, tăng tỷ lệ chết gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Phòng bệnh
Sát trùng chuồng trại định kỳ để diệt mầm bệnh bằng: Vimekon; Virkon; BKA; Benkocid; Han-Iodineナ khoảng 15-20 ngày/lần. Cách li theo dõi lợn mới nhập chuồng ít nhất 7-10 ngày. Kiểm soát bệnh bằng cách trộn thuốc Tiamulin 4,4% với liều 50g/250-300kg thể trọng/ngày vào thức ăn trong thời gian 7 ngày. Thường xuyên diệt chuột, ruồi vì chúng là nguồn gieo rắc mầm bệnh. Cần ủ phân lợn bệnh kỹ với vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.
Điều trị
Lợn nhiễm bệnh cần được điều trị ngay với một trong các loại kháng sinh sau: Genta-tylo: 1ml/10kg thể trọng/ngày/3-5ngày liên tục; Vimelinspec: 1ml/10kg TT/ngày/3-5 ngày liên tục.
Để việc điều trị bệnh có hiệu quả cao cần kết hợp với các loại thuốc trợ sức, trợ lực khác để lợn chóng hồi phục như: Vitamin K: 2-4ml /con, tuỳ thể trọng ; cung cấp đủ nước và chất điện giải Vime-C-Electrolyte; men tiêu hoá Vime-6-way hay Vime-suptyl để giảm rối loạn tiêu hoá sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Có thể bạn quan tâm
Công tác vệ sinh là cơ sở, là nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Khi môi trường sống bất lợi cho gia súc như chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, dinh dưỡng kém, chuồng trại thiết kế không đúng quy chuẩn, chuồng trại không vệ sinh,…huẩn, chuồng trại không vệ sinh,…
Vitamin và khoáng vi lượng có vai trò thiết yếu cho quá trình sinh trưởng và sinh sản của lợn do tham gia vào cấu trúc các enzym xúc tác quá trình trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng áp suất thẩm thấu màng tế bào.
Phân Tích Khả Năng Sinh Sản Của Nái Và Nâng Số Lứa Đẻ
Một số lượng các test XN đã được sử dụng để xác định tình trạng sức khỏe tốt hay báo hiệu sự nhiễm bệnh hay tình trạng bệnh.