Bệnh Đốm Đỏ Ở Cá Trắm Cỏ
1. Dấu hiệu bệnh lý
- Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.
- Dấu hiệu bên trong: ruột có thể chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết, nhiều chỗ bị hoại tử thối nát, xoang bụng chứa nhiều dịch nhờn hôi thối (còn gọi là bệnh viêm ruột). Gan tái nhợt, mật đen thẫm, thận nhũn.
2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do các loài vi khuẩn Aeromonas di động, bao gồm A.hydrophyla, A.caviae, A.sorbria. Các vi khuẩn Aeromonas di động đều phân lập được từ cá nước ngọt nhiễm bệnh, thường gặp nhất là loài A.hydrophila. Ngoài ra có thể gặp vi khuẩn gram âm Pseudomonas fluorescens hoặc proteus rettgeri. Bệnh đốm đỏ gọi là bệnh viêm ruột ở cá trắm cỏ. Bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ trên 1 tuổi, nên còn gọi bệnh viêm ruột cá trắm cỏ 2 tuổi và là loại bệnh đường ruột.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa xuân và mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.
- Bệnh viêm ruột cá trắm cỏ có điều kiện nhất định, môi trường nước và thức ăn không sạch sẽ gây bệnh cho cá.
4. Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh:
Đảm bảo môi trường sạch không bị ô nhiễm hữu cơ, cá không bị sốc. Vào mùa bệnh 2 lần/tháng dùng thuốc KN–04-12 và Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2g/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày. Sử dụng thuốc 1 lần/tháng vào mùa không bệnh. Bón vôi cho ao nuôi 2 lần/tháng vào mùa bệnh và 1lần/tháng vào mùa khác.
- Trị bệnh:
+ Cá giống tắm bằng Oxytetracycline, Streptomycine nồng độ 20–50g/m3 nước trong 1giờ, tuỳ vào phản ứng của cá mà có thể giảm thời gian tắm.
+ Cá thịt dùng kháng sinh trộn vào thức ăn, dùng thuốc KN-04-12 liều dùng 4g/kg cá/ngày, cho ăn liên tục trong 5–7 ngày. Với kháng sinh từ ngày thứ 2 liều dùng giảm 1/2 so với ngày đầu.
+ Dùng rau sam rửa sạch bằng nước muối 3% cho ăn liên tục trong 6 ngày với liều dùng từ 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống thì cần băm nhỏ rồi cho cá ăn.
Có thể bạn quan tâm
Đầu tiên cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng
Da cá có màu tối xẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Cá bệnh nặng có một số dấu hiệu: mắt lồi và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Cá giống trắm cỏ (4-6cm), nhìn dưới ánh sáng mạnh, có thể thấy cơ xung xuất huyết
Với cá trắm trung bình một ngày cắt 50 kg cỏ cho ăn ( không được thiếu ngày nào ), ngoài ra mỗi ngày cho thêm một gánh phân trâu vào trong ao
Cá trắm cỏ, cá trắm trắng - Ctenopharyngodon idellus sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo.
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học nên được dân Việt Nam và Trung Quốc ưa chuộng.