Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh đẻ khó ở lợn

Bệnh đẻ khó ở lợn
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 28/12/2015

Bệnh đẻ khó ở lợn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu:

Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp.

Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ...chúng ta có thể bổ sung chế phẩm sinh học Vườn Sinh thái vào trong thức ăn, pha trộn theo tỷ lệ như HD, trong chế phẩm chứa đầy đủ và cân bằng các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin,acid amin...sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng.

Do xương chậu hẹp bẩm sinh, do thai quá to vì chế độ ăn uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật.

Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài.

Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hoormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ.

Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai...

Triệu chứng: Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt).

Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo.

Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp nhưng bào thai quá to.

Phòng bệnh: Cần chọn giống lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, lợn có hình nêm (phía đầu nhỏ, phía sau to dần).

Cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già cần loại thải.

Ngăn chuồng cho lợn nái đẻ riêng biệt, yên tĩnh và giữ vệ sinh.

Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ.

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết hoormon phù hợp với từng giai đoạn.

Điều trị: Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm Oxytocin 20- 50UI/ 1con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất.

Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra.

Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau đây chống viêm tử cung, âm đạo: Ampicillin 10mg/ kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần; Ampi-kana 15mg/kg trọng lượng/ngày; Genta-tylo 2ml/ 10kg trọng lượng; Gentamycin 4% tiêm 1ml/6kg trọng lượng và Lincomycin 10% tiêm 1ml/10kg trọng lượng.

Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin E, B-complex, Vitamin E, C, B1.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

31/12/2010
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.

01/01/2012
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

29/03/2013